Trắc nghiệm Địa lí 11, Chương I. Khái quát chung về nền kinh tế - xã hội thế giới

Thứ hai - 30/03/2020 10:07
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11, Chương I. Khái quát chung về nền kinh tế - xã hội thế giới. Có đáp án
Câu 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước được thực hiện như sau:
A. Các nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ở khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng ở khu vực nông nghiệp và công nghiệp.
B. Các nước NICS đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hướng về xuất khẩu và khu vực dịch vụ phát triển nhanh.
C. nước phát triển có hướng đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng và tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh của mình.
D. Tỉ trọng GDP nhóm nước phát triển chiếm cao nhất ở khu vực công nghiệp, xây dựng; thấp nhất ở khu vực nông nghiệp.

2. Những đặc điểm nổi bật về trình độ phát triển kinh tế của nhóm nước đang phát triển được biểu hiện:
A. Nền kinh tế phát triển chậm trình độ công nghiệp hoá thấp, phụ thuộc  nhiều vào nước ngoài.
B. Cơ cấu  kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá tạo sự tăng trưởng mạnh ở khu vực I và II.
C. Có tổng sản phẩm trong nước lớn, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhưng nợ nước ngoài nhiều.
D. Tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao, thu nhập chủ yếu dựa vào bán nguyên liệu thô.

3. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
A. Xuất hiện và hình thành nền kinh tế tri thức.
B. Xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao.
C. Hướng nền kinh tế thế giới phát triển theo chiều sâu.
D. Phát triển kinh tế dựa vào kĩ thuật và công nghệ cao.

4. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới
A. Đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa.
B. Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và làm ra sản phẩm
C. Đổi mới công nghệ và chuyển nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí
D. Đẩy mạnh tăng cường kinh tế các nước đang phát triển và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế thế giới:
A. Đưa lực lượng sản xuất từ nền sản xuất cơ khí chuyển sang  nền sản xuất đại cơ khí và tự động hóa
B. Khoa học và công nghệ trỗ thành lực lượng sản xuất trực tiếp và làm ra sản phẩm.
c. Đổi mới công nghệ và chuyển nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
D. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

5. Điều nào sau đây không nằm trong thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
A. Tạo ra những giống theo ý muốn, tạo những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
B. Nghiên cứu và sử dụng các dạng năng lượng mới, các nguyên vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng tốt hơn.
C. Phát triển nhanh công nghệ thông tin, tăng cường trình độ tự động hoá trong công nghiệp.
D. Tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt.

6. Hãy chọn khái niệm đúng nhất về nền kinh tế tri thức:
A. Nền kinh tế dựa trên chất xám và kĩ thuật, công nghệ cao dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Nền kinh tế dựa trên sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn.
C. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin và tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Nền kinh tế sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

7. Các ngành kinh tể nào sau đây là sản phẩm của nền kinh tế tri thức?
A. Công nghiệp khai thác mỏ kim loại, luyện kim và cơ khí.
B. Các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.
C. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Công nghệ điện tử, sinh học và hàng không vũ trụ.

8. Các đặc trưng của nền kinh tế tri thức:
A. Vai trò của các yếu tố về nguồn vốn, sức lao động trong quá trình sản xuất ngày càng tăng.
B. Nền kinh tế vận hành linh hoạt dẫn đến sự mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và nhu cầu xã hội.  
C. Sự phát triển của các ngành kinh tế đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển.
D. Sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào thị trường để đảm bảo thực hiện các mối quan hệ kinh tế - xã hội hiệu quả nhất

9. Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
A. Có khả năng tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống..
B. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng các ngành sử dụng kĩ thuật cao và các ngành kinh tế truyền thống.
C. Tạo cơ hội cho các nước kém phát triển tăng cường đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ hiện đại.
D. Sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo hiệu quả lớn nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao.

10. Tình hình phát triển kinh tế tri thức ở các nước đang phát triển:
A. Các sản phẩm tri thức đóng góp trong GDP cao.
B. Công nghệ thông tin đã đạt đến trình độ cao.
C. Khả năng tạo ra sản phẩm tri thức hàng hoá còn hạn chế.
D. Hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh.

11. Cơ cấu kính tế của nền kinh tế tri thức:
A. Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu.
B. Các ngành kinh tế tri thức thống trị.
C. Nông nghiệp là chủ yếu.
D. Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất

12. Biểu hiện nào sau đây chưa đứng của xu thế toàn cầu hoá thế giới?
A. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có giá trị lớn và tăng mạnh.
B. Hoạt động đầu tư quốc tế tăng mạnh.
C. Chuyển giao kĩ thuật công nghệ và hợp tác trên cơ sở chuyên môn hoá.
D. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước đang phát triển.

13. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới vì:
A. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
B. Mỗi quốc gia có những lợi thế nhất định trong sản xuất một số sản phẩm riêng mà những quốc gia khác không có.
C. Xu hướng phát triển đa dạng hoá trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia ngày càng tăng.
D. Những vấn đề mang tính toàn cầu không thể giải quyết có hiệu quả ở mỗi quốc gia.

14. Mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế:
A. Tăng cường hợp tác giữa các nước và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
B. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
C. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
D. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.

15. Toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển:
A. Khai thác được lợi thế về lao động có trình độ cao, tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hoá đa dạng.
B. Tự do cạnh tranh, tạo động lực cho phát triển sản xuất và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.
C. Tiếp cận nhanh nhất các kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển. . .
D. Tránh nguy cơ bị tụt hậu, đình trệ và khủng hoảng kinh tế, giảm bớt nợ nước ngoài.

16. Những thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam:
A. Thu hút chất xám từ các nước phát triển.
B. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài.
C. Tham gia vào tất cả các tổ chức trên thế giới.
D. Tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.

17. Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO:
A. Nợ nước ngoài và nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng.
B. Nguồn lao động tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.
C. Thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và thế giới. .
D. Nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.

18. OECD là tên viết tắt của tổ chức:
A. Tổ chức hợp tác và Phát triển.
B. Tổ chức các nước xuất khẩu đầu mỏ .
C. Diễn đàn kinh tế thế giới.
D. Tổ chức thương mại thế giới.

19. Những lợi ích của liên kết kinh tế khu vực:
A. Đẩy mạnh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ.
B. Tổng hợp nguồn lực của các nước thành viên để phát triển kình tế.
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. . .
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tê' giữa các nước.

20. Dân số thế giới đang ngày càng già đi, biểu hiện:
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng giảm, ở độ tuổi trung niên ngày càng tăng.
B. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng tăng, ở độ tuổi trung niên ngày càng giảm.
C. Tỉ lệ người ở độ tuổi trên 60 ở dưới mức 10% tổng số dân.
D. Tỉ lệ người ở độ tuổi dưới 15 vượt quá 35% tổng số dân.

21. Dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
A. Nguồn lao động đông gây khó khăn  trong giải quyết việc làm.
B. Số người trong độ tuổi lao động lớn, tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.
C. Gánh nặng dân số phụ thuộc lớn, nhất là người dưới tuổi lao động.
D. Thiếu nguồn lao động bổ sung, chi phí cho các phúc lợi xã hội nhiều.

22. Môi trường ô nhiễm là do:
A. Sự gia tăng của chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào môi trường.
B. Lượng khí CO; tăng đáng kể trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính..
C. Áp lực của gia tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động kinh tế.
D. Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển.

23. Bùng nổ dân số là hiện tượng:
A. Dân số tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn.
B. Dân số tăng nhanh, tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
C. Dân số tăng gấp đôi trong một thời gian ngắn.
D. Dân số tăng chưa cân đối với tăng trưởng kinh tế.

24. Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển là vì:
A. Dân số tăng quá nhanh, nền kinh tế chậm phát triển.
B. Chưa có chính sách dân số phù hợp và hiệu quả.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đời sông thấp kém.
D. Đời sống được cải thiện, giảm tỉ lệ tử, tăng tuổi thọ trung bình.

25. Hai quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh nhất trong thế kỉ XX là:
A. Ấn Độ, Trung Quốc
B. Ni-giê-ri-a, Pa-ki-xtan
C. Ê-ti-ô-pi-a, In-đô-nê-xi-a
D. Hoa Kì, Băng-la-đét

26. Sự tương phản nào sau đây chưa đứng giữa các nước phát triển và đang phát triển?
A. Sự bừng nổ dân số ở các nước đang phát triển và sự già hoá dân số ở các nước phát triển.
B. Các nước phát triển giàu và có mức sống cao, các nước đang phát triển nghèo và có mức sống thấp.
C. Mức độ sử dụng tài nguyên và năng lượng ở các nước đang phát triển hạn chế hơn các nước phát triển.
D. Sản xuất công nghiệp ở các nước phát triển ít gây ô nhiễm môi trường toàn cầu hơn các nước đang phát triển.

27. Những thay đổi đáng kể của nền kinh tế thế giới dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ:
A. Thức đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa và xuất hiện nền kinh tế tri thức.
B. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển và các nước NICs.
C. Mực tăng trưởng cao của hàng hóa dẫn đến khủng hoảng thừa ở các nước phát triển. .
D. Sức sản xuất của xã hội phát triển theo chiều sâu làm tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp.

28. Những nước đang phát triển chuyển thành nước công nghiệp mới là do:
A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào và giá công mỗi giờ lao động thấp.
B. Chi phí cao cho nghiên cứu khoa học và sớm áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
C. Thực hiện nhanh chóng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên để thực hiện chiến lược tăng trưởng.

29. Không nằm trong đặc điểm cơ bản của thế giới hiện đại là:
A. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân dẫn đến nguy cơ làm huỷ diệt cuộc sống nhân loại trên hành tinh này.
B. Những thay đổi lớn của bản đồ chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ.
D. Sự tương phản giữa các nước phát triển và đang phát triển.

30. Vai trò hàng đầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0):
A. Thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế.
B. Giải quyết mọi tranh chấp khu vực và quốc tế. .
C. Kiểm soát và cấm các nước sản xuất vũ khí hạt nhân.
D. Tạo điều kiện chọ các nước đang phát triển hội nhập.

31. Thời gian Việt Nam gia nhập vào WT0:
A. Ngày 7/11/2006
B. Ngày 7/12/2006
C. Ngày 6/10/2006
D. Ngày 7/11/2005

---------------------------------------
ĐÁP ÁN
 
1. C 2. A 3. B 4. B 5. D
6. A 7. D 8. C 9. A 10. C
11. B 12. D 13. A 14. B 15. C
16. D 17. C 18. A 19. B 20. A
21. D 22. C 23. B 24. A 25. B
26. D 27. A 28. C 29. A 30. A
31. A        

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây