Bài 15 trang 99
(trang 99 sgk Lịch Sử 12): - Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Trả lời:
*Tình hình thế giới:
- Các thế lực phát xít cầm quyền ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
*Tình hình trong nước:
- Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó Đảng Đông Dương hoạt động mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
- Pháp tập trung khai thác thuộc địa gây nên nhiều chuyển biến lớn về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
+ Nông nghiệp: Pháp tăng cường chiếm ruộng đất của nông dân, lập ra các đồn điền của tư bản Pháp.
+ Công nghiệp: Pháp nắm độc quyền một số ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền buôn bán rượu, thuốc phiện, muối.
Bài 15 trang 102
(trang 102 sgk Lịch Sử 12): - Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Trả lời:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
* Bài học kinh nghiệm:
- Tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lao động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
Câu 1 (trang 102 sgk Sử 12):Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Lời giải:
- Về quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.
- Về lực lượng: thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.
=> Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
<<XEM MỤC LỤC