Bài 7 trang 47
(trang 47 sgk Lịch Sử 12): - Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ 2(1945-1950).
Trả lời:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều cố gắng củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Tìm cách liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.
- Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đã ra nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.
Bài 7 trang 48
(trang 48 sgk Lịch Sử 12): - Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu?
Trả lời:
- Các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lỹ, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
- Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba...
Bài 7 trang 49
(trang 49 sgk Lịch Sử 12): - Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu về kinh tế và chính trị-xã hội trong những năm 1973-1991 là gì?
Trả lời:
Về kinh tế: Nhiều nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, phát triển không ổn định.
Chính tri-xã hội: Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều.
Bài 7 trang 50
(trang 50 sgk Lịch Sử 12): - Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỷ 90.
Trả lời:
Về kinh tế: Từ năm 1994, kinh tế Tây Âu bắt đầu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Về chính trị-đối ngoại: Tình hình các nước Tây Âu tương đối ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Bài 7 trang 52
(trang 52 sgk Lịch Sử 12): - Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Trả lời:
- Ngày 18/4/1951: sáu nước Tây Âu đã thành lập “Cộng đông than-thép châu Âu”, tiếp đó “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập. Ba tổ chức hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- Các nước EC kí hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu. (Đến năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước.)
- 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
- 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.
- 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng ơrô được phát hành, 1/1/2002, chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.
Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Câu 1 (trang 52 sgk Sử 12):Vì sao nói: Tây Âu là một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX
Lời giải:
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh.
- Số lượng các nước thành viên tăng lên nhanh chóng.
- Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Câu 2 (trang 52 sgk Sử 12):Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu nửa sau thế kỉ XX.
Lời giải:
1945-1950: Nhiều nước Tây Âu lần lượt gia nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu. Các nước Tây Âu trở lại xâm lược một số nước Châu Á.
1950-1970: Nhiều nước Tây Âu tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
1973-1991: Việc kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức làm cho tình hình Tây Âu dịu bớt đi. 11/1989, bức tường Béc lin bị phá bỏ, nước Đức đã tái thống nhất.
1991-2000: Các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực tan rã.
<<XEM MỤC LỤC