Nội dung và phân tích ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ- ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Thứ sáu - 13/03/2020 11:51
Hãy trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ- ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Hãy trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ- ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

a. Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước đó.

+ Để chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngăn ngừa một cuộc chiến tranh mới, hai bên thỏa thuận ngừng bắn, tập kết, chuyên quân, chuyển giao khu vực, lấy vì tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời, cùng một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

+ Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7 dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan và Ca-na-đa, do Ấn Độ làm Chủ tịch.

+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thuộc về những nước kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.

b. Ý nghĩa lịch sử
+ Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương, được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp đinh Giơ-ne-vơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì 9 năm, lập lại hòa bình ở cả Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

+ Thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta trong việc kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao. Nó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ngoại giao cua ta về sau.

+ Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước, đập tan âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của đế quốc Mĩ.


+ Hiệp định Giơ-ne-vơ là thắng lợi chưa trọn vẹn vì nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, trong lúc đó miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai. Cuộc đấu tranh cách mạng vần phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây