Sau Cách mang tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

Thứ tư - 11/03/2020 11:29
1. Tại sao nói: Sau Cách mang tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?2. Trình bày đối sách của Đảng và Chính phủ ta nhằm chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền, giữ gìn độc lập dân tộc.3. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ được chính quyền và giữ vững độc lập trong giai đoạn lịch sử này đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
1. Tại sao nói: Sau Cách mang tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng gặp rất nhiều khó khăn:
a. Thuận lợi của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Nhân dân ta đã giành được độc lập, tự do, có chính quyền trong tay, tự mình làm chủ vận mệnh.
+ Chúng ta có Đảng Cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới lên cao, nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời, cổ vũ cách mạng nước ta.

b. Những khó khán của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối phó với nhiều kẻ thù. Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật đã kéo vào nước ta với những âm mưu rất thâm độc:

Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, là 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc kéo theo các tổ chức phản động Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) nhằm lật đổ chính quyền cách mạng của nhân dân ta, thành lập chính quyền tay sai. ơ phía Nam vĩ tuyến 16, cũng với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, hơn một vạn quân đội Anh vào chiếm đóng, ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

Được sự ủng hộ của quân Anh, ngày 2 - 9 - 1945, quân Pháp đã xả súng bắn vào đồng bào ta đang mít tinh mừng Ngày Độc lập ở Sài Gòn. Ngày 23 - 9 - 1945, quân Pháp đã tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.

Trên đất nước ta lúc này lại còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải pháp, trong đó có một bộ phận theo lệnh của đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.

Lợi dụng sự chiếm đóng của quân Trung Hoa dân quốc, Anh, Pháp, Nhật trên đất nước ta, các thế lực phản động ở trong nước nổi dậy hoạt động chống phá.

+ Chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu, trang bị thô sơ thiếu kinh nghiệm chiến đấu.

+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tiếp xảy ra. Hậu quả nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối Năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục thì nguy cơ nạn đói mới xuất hiện, đe dọa nghiêm trọng đời sống của nhân dân. Lụt lội, hạn hán kéo dài làm cho đồng ruộng không cày cấy được. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất, Hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt...

+ Về tài chính, ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, chính quyền cách mạng chưa nắm được Ngân hàng Đông Dương. Quân Trung Hoa dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, làm cho tài chính nước ta thêm rối loạn.

+ Các tệ nạn xã hội cũ cùng với di sản văn hoá do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức tai hại, đặc biệt là hơn 90% dân ta không biết chữ.

Như vậy, khó khăn của ta lúc này là rất lớn, đã trực tiếp đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước cách mạng, đặt nước ta trong tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”.

Tình hình trên đật ra một yêu cầu cấp bách trước mắt cho toàn Đảng, toàn dân ta là phải bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền cách mạng vừa giành được.

2. Trình bày đối sách của Đảng và Chính phủ ta nhằm chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ chính quyền, giữ gìn độc lập dân tộc.

a. Đối sách của chính quyền cách mạng trong việc xây dựng chế độ mới
+ Ngày 6 - 1 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước thắng lợi. Kết quả, gần 90% cử tri đã đi bỏ phiếu, mặc cho Pháp và bọn phản động ra sức ngăn cản. Trong cả nước đã bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ngày 2-3-1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức của Nước Việt Nam mới, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiếp pháp.

+ Tiếp đó, ở khắp các địa phương tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo phổ thông đầu phiếu.

+ Ngày 9 - 11 - 1946, Hiếp pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.

Những thắng lợi trên, trong đó đặc biệt là cuộc Tổng tuyển cứ bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, tạo ra cơ sở pháp lý vừng chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kỳ mới đầu chông gai thử thách.

+ về quân sự, các đội tư vệ được củng cố và mở rộng, các đơn vị Việt Nam giải phóng quân trong Cách mang tháng Tám được mở rộng và đổi hành Vệ quốc đoàn (9-1945). Đến giữa năm 1946, Vệ quốc đoàn đổi thành quân đội Quốc gia Việt Nam.

+ Để tăng cường đoàn kết lực lượng dân tộc, bên cạnh mặt trận Việt Minh, ngày 29 - 5 - 1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập, đề ra chính sách đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước, đồng bào yêu nước không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc...

b. Đối sách của Đảng và Chính phủ trong việc diệt giặc đói, giặc dốt và nạn tài chính khan hiếm
+ Đối với giặc đói là nhiệm vụ cấp bách, Chính phủ đã đề ra những biện pháp trước mắt như tổ chức dân quyền góp với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”. Lời kêu gọi tha thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc tự mình làm nương đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào cứu đói đạt nhiều kết quả. Đồng bào cả nước đã phát huy mọi sáng kiến để cứu đói như lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”. Chính phủ đã tích cực điều hoà thóc gạo giữa các địa phương trong toàn quốc, ra sắc lệnh nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tích trữ thóc gạo.

Mặt khác, để giải quyết căn bản nạn đói, Chính phú còn đề ra biện pháp lâu dài là “Tăng gia sản xuất”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa!”. Chính phủ cách mạng ra sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, ra thông tư giảm tới 25%, giảm thuê ruộng đất 20%,....

Kết quả là nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi. Đây là một thắng lợi lớn của chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Đối với nạn tài chính khan hiếm, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, nhằm động viên sự đóng góp của đồng bào toàn quốc ủng hộ nền độc lập của đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

Mặt khác, về lâu dài để ổn định nền tài chính, Chính phủ đã phát hành tiền mới và tổ chức thuế khoá. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

+ Đối với giặc dốt, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Nhà Bình dân học vụ” để phụ trách xoá nạn mù chữ. Đồng thời trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng. Kết quả, trong thời gian một năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và hơn 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Tiếng Việt được dùng giảng dạy trong các trường phổ thông và đại học.

Chiến thắng giặc dốt không chỉ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân phát huy được quyền làm chủ.

Như vậy, để bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, Đảng ta, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành nhiều biện pháp. Kết quả của các biện pháp đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp để đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

3. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ được chính quyền và giữ vững độc lập trong giai đoạn lịch sử này đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

+ Các biện pháp giải quyết khó khăn nhằm phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
+ Xây dựng được khối công nông liên minh vững chắc, làm cho nhân dân tin tưởng gắn bó với chính quyền mới.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước của dán tộc ta.
+ Tạo ra sức mạnh tống hợp để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây