Hãy chứng minh: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành được những thắng lợi to lớn. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chúng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh, được coi là “đại lục mới trỗi dậy” với 4 giai đoạn chính:
- Từ 1945 - 1954: phong trào bùng nổ ở Bắc Phi và nước Cộng hòa Ai Cập ra đời (6-1953).
- Từ 1954 - 1960: là sự trỗi dậy của nhân dân các thuộc địa Pháp ở Tây Phi, Bắc Phi. Nhiều nước giành được độc lập như Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu- đăng (1956), An-giê-ri (1962).
- Từ 1960 - 1975: năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập, lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi”. Năm 1975, nhân dân Ăng-gô-la và Mô- dăm-bích giành được độc lập, thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.
- Từ 1975 - 1991: nhân dân các nước thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân cũ: Dim-ba-bu-ê (1980), Na-mi-bi-a (1990). Đặc biệt, trước áp lực đấu tranh của người da màu, tháng 2- 1990, chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Nam Phi bị xóa bỏ. Tháng 4-1994, nhân dân Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa chủng tộc và Nen-Xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức, bóc lột thực dân.