Thành lập chính phủ chung ở bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Thứ năm - 05/03/2020 10:18
1. Vì sao việc thành lập chính phủ chung ở bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai không được thực hiện?
2. Trình bày những sự kiện nói lên bước đột phá mới trong quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên từ năm 1990 đến năm 2000.
1. Vì sao việc thành lập chính phủ chung ở bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai không được thực hiện?

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia thành hai miền, quân đội Liên Xô đóng ở phía Bắc Triều Tiên, quân đội Mĩ đóng ở phía Nam Triều Tiên. Việc thành lập chính phủ chung ở bán đảo Triều Tiên không thực hiện được do trong quan hệ quốc tế sau Thế chiến hai chia làm hai cực Xô - Mĩ, cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc và hai khối Đông - Tây hết sức căng thẳng, Nam - Bắc Triều Tiên luôn ở trong tình trạng đối đầu không có đôi thoại.

2. Trình bày những sự kiện nói lên bước đột phá mới trong quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên từ năm 1990 đến năm 2000.

Từ năm 1990 trở đi, vấn đề đối thoại giữa hai miền của Triều Tiên đã có bước đột phá mới:
- Sau nhiều cuộc gặp gỡ, các nhà lãnh đạo của hai bên đã đi đến nhất trí: “xóa bỏ tình trạng đôi lập về chính trị và quân sự giữa hai miền Nam - Bắc, tiến hành giao lưu và hợp tác nhiều mặt”.
- Ngày 13 - 6 - 2000: hai nhà lãnh đạo cao nhất là Tổng thống Kim Tê Chung (Hàn Quốc) và Chủ tịch Kim Châng In (Cộng hòa Dân chủ Nhân dàn Triều Tiên) đã gặp gỡ ở Bình Nhưỡng và kí hiệp định hòa hợp giữa hai quốc gia, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai miền.
- Quá trình hòa hợp và thống nhất bản đảo Triều Tiên tuy có tiến triển nhưng còn lâu dài, khó khăn và phức tạp.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây