1. Định nghĩa nào sau đây là đúng đối với sử thi?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức và cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc... qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội.
2. Chọn hai trong các cụm từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: sử thi, sử thi thần thoại, sử thi anh hùng, sử thi Tây Nguyên
A. ... ….tập hợp những thần thoại cô dại le tê thành một chính the í mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hoá (người có công xây dựng và phát triển cộng đồng người).
B. ….... có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cùng giỏi lao dộng, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng.
3. Sự kiện nào không có trong sử thi Đăm Săn?
A. Đăm Săn cưới hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị.
B. Đăm Săn đánh thắng Mtao Gơ-rứ và Mtao Mxây.
C. Đăm Săn chặt cây thần sơ-múc.
D. Đăm Săn lén trời xin thuốc thần cứu sống lại vợ.
E. Đăm Săn cưới con gái thần Mặt Trời về làm vợ.
4. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần nào của sử thi Đăm Săn?
A. Phần đầu
B. Phần giữa
C. Phần cuối
5. Đăm Săn đánh Mtao Mxây vì lí do gì?
A. Mtao Mxây cướp nô lệ của Đăm Săn.
B. Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm Săn.
C. Mtao Mxây cướp Hơ Bhị, vợ của Đăm Săn.
D. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn.
6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn sau đây?
Họ đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng, khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời Thân hình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường.
A. So sánh
B. Ẩn dụ.
C. Phóng đại.
D. Cả A và B.
E. Cả A và C.
7. Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đăm Săn?
A. Tiếng gió khiên như bão
B. Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bàng, chiêng núm
C. Tiêng khiên kêu như tiếng dĩa khiên đồng
D. Tiếng khiên kêu như tiếng dĩa khiên kênh
* Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đăm Săn: Hỡi trăm nghìn chim muông! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtac Mxây. Có ai đi theo ta không?
Dân làng Mtao Mxây: - Sao chứng tôi lại không theo? Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi!
Đăm Săn: - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về!
Tôi tớ của Mtao Mxây: - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choán. Cuối làng cà ới mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi!
Đăm Săn: - Đi thôi! Bảy giờ phải trở về bến nước của ta.
8. Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên?
A. Đăm Săn.
B. Mtao Mxây.
C. Dân làng Mtao Mxây.
D. Tôi tớ của Mtao Mxây.
9. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Ở làng của Mtao Mxây.
B. Sau khi Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây.
C. Xã hội Ê-đê thời tiền giai cấp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
10. Sự giao tiếp đó hướng vào nội dung gì?
A. Dám Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
B. Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây tỏ ý muốn theo Đăm Săn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
|
E |
B |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
E |
B |
B |
D |
C |