Người ta thường nói Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ bậc thầy hãy phân tích một vài yếu tố bậc thầy trong truyện chữ người tử tù

Thứ sáu - 29/11/2019 10:49
Đề: Người ta thường nói Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ bậc thầy. Anh (chị) hãy nêu lên và phân tích một vài yếu tố nghệ thuật nào đấy trong truyện chữ người tử tù mà anh (chị) cho là đạt tới trình độ bậc thầy.
Người ta thường nói Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ bậc thầy hãy phân tích một vài yếu tố bậc thầy trong truyện chữ người tử tù

Huấn Cao là nhân vật chính, là hình tượng lộng lẫy tỏa sáng trong suốt thiên truyện Chữ người tủ tù. Tuy vậy, số trang nhà văn trực tiếp vỉết về ông không nhiểu. Có thể nói tác giả đã dùng nghệ thuật "vẽ mây náy trăng" (theo cách diễn đạt của Kim Thánh Thán) để xây dựng nhân vật này.
Chẳng hạn, để làm nổi bật hai đặc điểm: nhân cách cao đẹp và tài năng lỗi lạc của Huấn Cao, tác giả tập trung bút lực thể hiện tấm lòng "trọng nghĩa, liên tài" (kính trọng người có nghĩa khí quý mến người có tài năng) của viên quản ngục và thầy thơ lại. Chỉ cn một chi tiết như: trước ông Huấn, quản ngục tự thấy mình chỉ là "một kẻ tiểu lại giữ tù" "ngu muội", người đọc liền có ấn tượng rõ về khí phách "chọc trời khuấy nước”, lẫn "hoài bão tung hoành", và tài năng phi thường của người tử tù. Hoặc chỉ cần đưa ra tình huống ông Huấn Cao sắp phải giải về Kinh, khiến ngục quan "tái nhợt người đi", cồn "thầy thơ lại chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa bung giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe nỗi lòng quản ngục..." là độc giả hiểu ngay tài viết chữ hiếm có và quý đến mức nào của Huấn Cao.

Nghệ thuật "vẽ mây nảy trăng" được sử dng có hiệu quả còn góp phần làm cho một truyện ngắn với số trang hạn chế (chưa đầy 3000 chữ) mà ý nghĩa phong phú, sâu sắc và đầy dư vị. Nghệ thuật này còn tỏ ra đặc biệt thích hợp khi viết về một nhân vật đã có không ít những huyền thoại hấp dẫn ăn sâu vào tâm trí đông đảo người đọc (đọc Chữ người tử tù, người ta không thể không nghĩ đến ông Huấn đạo Cao Bá Quát nổi tiếng viết chữ đẹp, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa. Chung quanh nhân vật này, người đời sau truyền tụng biết bao chuyện phi thường để khẳng định tài cao chí lớn) Chữ người tử tù còn thể hiện một "nghệ thuật văn xuôi điêu luyện" (Nguyn Đăng Mạnh) "trong sáng lạ lùng" (Trương Chính) "gần tới sự hoàn thiện hoàn mĩ" (Vũ Ngọc Phan)... Đến nay) dường như chưa có cây bút nào vượt được Nguyễn Tuân  trong việc gợi lên không khí c kính của một quá khứ xa xôi.
Chỉ cn mấy dòng chữ, Nguyễn Tuân đã có thể lột tả được đúng cái thần thái, cái linh hn của một thời đã qua, "phục chế" chính xác sinh động ngôn ngữ cử chỉ của những người chỉ còn trong màn sương truyền thuyết mờ ảo. Thiếu việc "phục chế" này chắc chắn Chữ người t mất hẳn sự hấp dẫn đối với người đọc. Để làm công việc nói trên, nhà văn đã sử dụng đắc địa hệ thống từ cổ và ngữ âm cổ một cách chọn lọc, bảo đảm độ chính xác tuyệt vời.

Điều đó xét ra không ch thuần tuý là sự lựa chọn từ ngữ chính xác, mà còn phn ánh sự hiểu biết cặn kẽ của nhà văn về lịch sử tổ chức xã hội, văn hoá, phong tục của thời xưa...

Điều này có thể nhận thấy ngay ở những dòng đầu của tác phẩm:
"Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, viên quan coi ngục quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc trong đề lao:
- Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù ăn chém, Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó?".

Người xưa nói trong văn có nhạc, có hoạ. Điều đó thật đúng với Chữ người tử tù, Viết về dĩ vãng xa xăm, Nguyễn Tuân thường tạo cho câu văn nhịp điệu đĩnh đạc, thong thả, từ tốn, thoạt xem cứ tưởng như rề rà, diễn đạt quá ư cầu kì. Nhưng nghiền ngẫm cho kĩ, mới thấy nhịp điệu cũng như kết cấu câu văn của Nguyễn Tuân đã góp phần không nhỏ gợi không khí cho truyện, tạo nên một sự cộng hưởng hài hoà, "phục chế" nhịp sống chậm rãi, đầy nghi lễ, với tôn ti trật tự chặt chẽ của một thời ngưng đọng đã qua. Đồng thời, khá nhiu đoạn văn trong Chữ người tử tù "có thể làm đầu đề cho những hoạ sĩ nào ưa vẽ những cảnh đặc Việt Nam" (Vũ Ngọc Phan). Đoạn tả cảnh chòi canh những người tử tù vào buổi tối, trích dưới đây là một trong nhiều ví dụ, về chất nhạc, chất hoạ, trong văn chương;

Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma, Trong khung cửa có nhiều con song kẻ những nét thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định.

Tiếng dội chó cn ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ

Đoạn văn trên vẽ ra trước mắt người đọc một hoạ phẩm thật tài hoa. Văn phong uyển chuyển linh hoạt, phù hợp với cái nhìn khoáng đạt và sự liên tưởng thật phóng túng... Mỗi câu văn tựa như những nốt nhạc trầm bổng trong một bản đàn, tạo nên âm hưởng u hoài, ngân vang trong lòng người đọc.

Ngoài ra, trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân còn có nhiều thành công khi sử dụng thủ pháp đối lập. Rõ nhất là trong đoạn Huấn Cao cho chữ ở cuối tác phẩm.

Đó là cái đoạn nhà văn dựng lên cái cảnh mà ông gọi là "xưa nay chưa từng có", bằng sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, thiên lương và tội ác, cái đẹp và sự xấu xa nhơ bẩn... Một bức tranh sơn mài rực rỡ và huyn ảo.

chữ người tử tù quả là một kiệt tác, sản phẩm của một tài nghệ bậc thầy.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây