I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Phó từ là gì?
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa nào đó. Phó từ còn được gọi là phụ từ. Phó từ có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ, giữ vai trò là yếu tố phụ.
2. Các loại phó từ: Dựa vào ý nghĩa khi làm yếu tố phụ, phó từ có thể chia thành các nhóm như sau:
a) Nhóm phó từ chỉ thời gian : đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng, sắp,...
Ví dụ : Gươm và rùa đã chìm đáy nước.
(Sự tích Hồ Gươm)
b) Nhóm phó từ chỉ mức độ : rất, hơi, khá, khí thường đứng trước động từ chỉ trạng thái và tính từ có mức độ. Nhóm phụ từ cực kì, cực, vô cùng, quá, lắm thường đứng sau động từ chỉ trạng thái tâm lí và tính từ có mức độ.
c) Nhóm phó từ chỉ sự phủ định : không, chưa, chẳng. Nhóm phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự thường đứng trước động từ, tính từ như: cũng, cùng, lại, vẫn, cứ, còn, đều.
d) Nhóm phó từ chỉ sự cầu khiến đứng trước động từ như : hãy, đừng, chớ ; đứng sau động từ có ý thúc giục như: đi, nào.
đ) Nhóm phó từ chỉ sự hoàn thành như xong, rồi; chỉ kết quả như: được, mất, ra ; chỉ sự tương hỗ như nhau ; chỉ sự phối hợp như : với, cùng ; chỉ cách thức thường đi sau động từ như: ngay, liền, nữa, mãi, dần.
Chú ý : Dựa vào vị trí đứng trước hay sau động từ, tính từ, ta cũng có thể chia thành hai nhóm :
- Nhóm phó từ dứng trước động từ, tính từ bổ sung các ý nghĩa sau đây : thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định phủ định, sự cầu khiến.
- Nhóm phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung các ý nghĩa sau đây : mức độ, khả năng, kết quả, chỉ sự hoàn thành, chỉ tình huống, chỉ cách thức.
Khi có hai phó từ trở lên cùng đứng trước động từ, tính từ thì chúng sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
Ví dụ : Tôi vẫn cứ còn nhớ mãi tuổi thơ ấu.
II - BÀI TẬP
1. Xác định các phó từ trong đoạn trích sau đây :
"Bởi tồi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua".
(Tô Hoài)
2. Xác định các phó từ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (Ngữ văn 6, tập hai).
3. Xác định các phó từ ưong những câu sau đây :
a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.
b) Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.
c) Bạn Lan đi ra cổng từ lúc nãy.
d) Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem.
(Tố Hữu)
đ) Em tôi cũng vừa mới đi học.
4. a) Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ.
b) Đặt ba câu có hai phó từ đi liền nhau trước động từ.
5. Viết đoạn văn nói vé tình cảm của cm dối với thầy cô, chú ý sử dụng phó từ.