Phân tích tác phẩm: Lòng yêu nước I. Ê-REN-BUA
Bài Học Hay
2020-08-19T08:55:33-04:00
2020-08-19T08:55:33-04:00
https://ibaihochay.site/index.php/ngu-van-6/phan-tich-tac-pham-long-yeu-nuoc-i-e-ren-bua-5053.html
https://ibaihochay.site/uploads/news/2020_08/long-yeu-nuoc.jpg
Bài học hay
https://ibaihochay.site/uploads/bai-hoc-hay-logo.png
Thứ tư - 19/08/2020 08:49
I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nối tiếng của Liên Xô (trước đây). Ông còn là một nhà báo lỗi lạc. Bài Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa của I.Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941 - 1945). Bài văn không chỉ khơi gợi lòng yêu Tổ quốc ở người dân Liên Xô mà còn cho bất cứ dân tộc nào có cùng hoàn cảnh.
Khơi mở bài văn tùy bút là câu văn định nghĩa “Lòng yêu nước ban đầu”. Đúng vậy, điều gì, sự việc gì cũng có sự khởi đầu, kể cả lòng yêu Tổ quốc. Và sự khởi đầu ấy là “lòng yêu những vật tầm thường nhất”. I.Ê-ren-bua đã liệt kê ra những vật tầm thường ấy như cái cây, cái phó nhỏ, hương vị của trái lê, hay của cỏ thảo nguyên, những sự vật bình thường mà mỗi ngày họ thấy, họ gần gũi. Chúng nằm im trong tiềm thức của họ càng lúc càng sâu nặng mà cứ ngỡ rằng họ chẳng quan tâm nếu chẳng có chấn động nào đó đủ sức đánh thức tiềm thức của họ. Chấn động ấy, như nhà văn đã viết, đó là “chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”. Đó là chấn động tâm lí có cường độ mạnh nhất đủ sức thúc đẩy mọi người rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, nơi còn những vật tầm thường kia để đáp lại chiến tranh do kẻ thù gây ra, để giành lại hòa bình. Liên Xô thời bấy giờ là một liên bang gồm nhiều nước gộp lại. I.Ê-ren-bua đã dùng những động từ “nghĩ” và “nhớ” để liệt kê những “vật tầm thường” mà những công dân Xô Viết đã từng thấy thường ngày, nay lại phải đi xa. Người vùng Bắc thì “nghĩ đến cánh rừng,... nghĩ đến những đêm tháng sáu hồng”, người U-crai-na thì “nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh”, ngời Gru-di-a thì nhớ núi, nhớ những dòng suối đóng thành băng óng ánh, và hương vị của rượu vang; người Lê-nin-grát thì “nhớ dòng Nê-va và đường bệ như nước Nga đường bệ”. Người Mát-xcơ-va thì nhớ nhiều thứ, trong đó có “những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai”.
Với cách triển khai như thế, I-li-a Ê-ren-bua đã làm cho bài ăn phong phú về hình ảnh của Liên bang Xô Viết thời bấy giờ để rồi “những vật tầm thường” ấy hóa thành sức mạnh của tâm linh.
Nào chỉ có I.Ê-ren-bua viết về sự biến đổi kì diệu ấy. La-mác-tin (Lamartine), nhà thơ lãng mạn Pháp thế kỉ XIX cũng đã ca ngợi:
Vật vô tri có linh hồn,
Cùng ta lưu luyến buộc nguồn yêu thương.
Ngay cả người Việt Nam chúng ta mấy ai quên bài ca dao:
Ra đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Và hai câu thơ của Chế Lan Viên đậm chất triết lí:
Khi ta ở chỉ là nơi đắt ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
Mỗi người “nghĩ - nhớ” về một sự vật bình thường. Kết hợp muôn người lại thì thành một điều vĩ đại, như I.Ê-ren-bua viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Ấy là hình ảnh so sánh cụ thể về lòng yêu Tổ quốc. Điều vĩ đại ấy lại hóa thành sức mạnh đối kháng lại với “lửa đạn gay go thử thách” do kẻ thù đưa đến. Tại sao thế? Bởi vì “người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc”. Và “khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta”, khi quán phát xít tấn công Liên Xô vào mùa thu năm 1941. Lúc bấy giờ quân đội Xô Viết gặp rất nhiều khó khăn nên phải tạm rút về phía Đông. Lúc ấy mọi người dân Liên Xô, nhất là các chiến sĩ, ai cũng cảm thấy điều giản dị và vô cùng thiêng liêng là: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” Thế là họ chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. Và trường kì chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.
Tất nhiên I.Ê-ren-bua viết bài tùy bút này dành cho người Nga, công dân Xô Viết. Nhưng đề tài mà nhà văn viết lại là đề tài chung cho bất cứ một dân tộc nào, bởi vậy mà bài tùy bút của ông không chỉ làm xúc động bao triệu trái tim công dân Liên Xô thời bấy giờ.
Riêng với dân tộc Việt Nam ta, tình yêu Tổ quốc còn được khơi gợi sớm hơn nhiều, và được hun đúc từ thuở ngàn năm bị xâm lược bởi các triều đại phong kiến phương Bắc, và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc.
* Ghi chú:
- Bài văn thuộc thể loại tùy bút với nhiều hình ảnh đặc trưng xuất phát từ hai động từ “nghĩ”, và “nhớ”.
- Chiến tranh đã làm cho “mỗi công nhân” nhớ và nghĩ về những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mến quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Chính tình cảm ấy khiên con người chấp nhận hi sinh xương máu để bảo vệ nó.