Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Tập làm một bài thơ tự do
Hiroko Nguyễn
2024-01-17T21:58:44-05:00
2024-01-17T21:58:44-05:00
https://ibaihochay.site/index.php/ngu-van-8-kntt/soan-ngu-van-8-sach-ket-noi-tri-thuc-bai-7-tap-lam-mot-bai-tho-tu-do-5243.html
/themes/linebox/images/no_image.gif
Bài học hay
https://ibaihochay.site/uploads/bai-hoc-hay-logo.png
Thứ tư - 17/01/2024 21:50
Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Tập làm một bài thơ tự do - Trang 49, 50, 51.
1. Trước khi viết
a. Xác định đề tài, cảm xúc
- Đề tài: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu
- Cảm xúc: biết ơn, yêu thương, ghét bỏ, tự hào.
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Lựa chọn hình ảnh: ngôi nhà thân thương, hình ảnh bố mẹ, ông bà, anh chị em, cánh đồng, khu vườn, dòng sông quê,...
- Biểu đạt cảm xúc: niềm xúc động, tình yêu thương, lòng kính trọng,...
c. Gieo vần, bắt nhịp
- Tạo nhịp điệu linh hoạt: ngắt nhịp các câu theo mạch cảm xúc với độ dài ngắn khác nhau, chủ yếu dựa trên nội dung cần biểu đạt.
- Gieo vần linh hoạt, kết hợp vần bằng, trắc: kết hợp vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách, tùy theo sự xuất hiện của các từ ngữ với mạch cảm xúc và nội dung, không gò ép.
2. Viết
- Hình dung về hình ảnh trung tâm của bài thơ và cảm xúc chủ đạo của em, để cho dòng cảm xúc trôi chảy theo sự vận động của hình ảnh.
- Viết câu thơ đầu tiên diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật về đối tượng. Trong trường hợp viết bài thơ có vẫn, em hãy tuỳ theo cảm hứng của mình để gieo vẫn chân hoặc vẫn lưng phù hợp. Nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, biểu đạt được cảm xúc của em trước đối tượng.
- Từ dòng thơ đầu tiên, em hãy diễn tả cảm xúc theo các phương diện khác nhau của hình ảnh hoặc sự vận động của hình ảnh. Chẳng hạn, em có thể miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng và ghi lại cảm xúc về những đặc điểm đó, hoặc ghi lại cảm xúc về quá trình vận động của đối tượng.
- Để biểu đạt cảm xúc, việc lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh phù hợp rất quan trọng. Em có thể lựa chọn những từ tượng thanh, tượng hình; những biện pháp tu từ như so sánhnhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,
- Để tạo dư âm cho phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng; nêu ý nghĩa, thông điệp mà em muốn gửi tới người đọc qua bài thơ.
Bài viết tham khảo
Bài thơ: Bâng khuâng tháng 9
Tôi nghe tiếng trống trường bâng khuâng tháng 9
Ngoảnh lại sau lưng mùa hạ đã qua rồi
Ai nép vội góc hiên trường bỡ ngỡ
Chờ heo may về vương tóc rối bay
Đốm phượng vĩ cất vào ngăn cặp mới
Thu soi gương tô bờ má thêm hồng
Đừng vẫy gió thả rơi mùa cũ vội
Kẻo nắng sân trường hỏi lá có vàng không?
Làn mắt biếc tiếng nói cười xao xuyến
Ai thênh thang trong một khúc giao mùa
Tôi khép lại đôi dòng lưu bút cũ
Gọi tháng 9 về nghe nhịp trống bâng khuâng.
3. Chỉnh sửa