Ngữ văn nâng cao 9: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)

Thứ ba - 18/02/2020 10:35
Ngoài thành phần tình thái, thành phần cảm thán, trong thành phần biệt lập còn có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
Ghi chú:
Thành phần biệt lập - Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi - đáp.
- Thành phần phụ chú.
Ngoài thành phần tình thái, thành phần cảm thán, trong thành phần biệt lập còn có thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú.
Ghi chú:
Thành phần biệt lập - Thành phần tình thái.
- Thành phần cảm thán.
- Thành phần gọi - đáp.
- Thành phần phụ chú.

I. Thành phần gọi - đáp:
Thành phần gọi - đáp được dùng như một trong những phương tiện tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ:
a. “Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! Ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”.
                       (Ca dao)
b. “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.
                 (Bếp lửa - Bằng Việt)
c. “-Mụ cười khì khì:
- Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn... mà ăn mừng đấy !...
- Ông Hai gật đầu:
- Được, được, chuyến này rồi phải nuôi chứ...
Tối hôm ấy, ông Hai lại sang bên gian bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹ ì’ mà nói chuyện vê cái làng của ông”...
                                                               (Làng - Kim Lân) 
d. - “Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !”.
                                                             (Lão Hạc - Nam Cao)

2. Thành phần phụ chú:
Thành phần phụ chú thường gặp trong những trường hợp dùng sau:
- Nêu diều bổ sung thêm, hoặc nêu lên một số quan hệ phụ thêm (nguyên nhàn, diều kiện, sự tương phản, mục dích, thời gian).
- nêu thái độ của người nói.
- nêu xuất xứ của lời nói, của ý kiến.

Ví dụ:
a. “Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa !
Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng”....
                                              (Thông tin vé Ngày Trái Đất năm 2000)

b. “Bước vào thế kỉ mới muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”.
                                    (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan)

c. “Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”...
(Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai)

3. Cách sử dụng dấu câu ở thành phần phụ chú:
Tùy theo người viết, cách sử dụng dấu câu ở phần phụ chú thường có mấy trường hợp sau:
- phụ chú đặt sau dấu gạch ngang và trước dấu phẩy.
- phụ chú đặt giữa 2 dấu gạch ngang.
- phụ chú dặt giữa 2 dấu phẩy.
- phụ chú đặt trong dấu ngoặc đơn.
- phụ chú đặt sau dấu phẩy và trước dấu chấm.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây