Giải bài tập SGK sinh học 10 - Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Thứ ba - 28/08/2018 22:01
Giải bài tập SGK sinh học 10 - Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
I. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN:

*Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi vi khuẩn đang đục (do chứa nhều vi khuẩn) bỗng dưng trở nên trong?

Trả lời: Do phagơ gây ra

*Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Theo em bệnh nào là bệnh virut? Cần phải làm gì để phòng chống các bệnh này?
Trả lời

- Muỗi Aedes truyền virut Đangơ gây bệnh sốt xuất huyết.

- Muỗi Culex truyền virut gây viêm não Nhật Bản cho người.

- Muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét do động vật nguyên sinh Plasmodium gây ra.

- Biện pháp phòng tránh các bệnh này là:

    + Ngủ mắc màn.

    + Phun thuốc diệt muỗi.

    + Vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm

*Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Trả lời:
- Đấu tranh sinh học là sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của sinh vật gây hại. Do đó đấu tranh sinh học có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững
+ Trồng cây khỏe và có sức chống chịu cao, tăng năng suất.
+ Làm giàu thiên địch – tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống.
+ Cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh, của thuốc trừ sâu và giảm chi phí đầu tư.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?

   - Phagơ là virut kí sinh trên vi sinh vật. Khi vi sinh vật bị nhiễm phagơ thì chúng sẽ chết rất nhanh, tốc độ lan truyền ra quần thể vi sinh vật cũng rất nhanh.

   - Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học...

   - Nếu trong quy trình sản xuất không an toàn, nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết, phải hủy bỏ toàn bộ nồi men, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

2. Virut thực vật lan truyền theo con đường nào?

   - Thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi xenlulozo rất vững chắc, virut thực vật không thể tự xâm nhập qua thành này.

   - Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...), một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết trầy xước. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyền sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

3. Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh học.

 Virut mặc dù có nhiều mặt bất lợi nhưng cũng có các mặt tích cực, có vai trò trong sản xuất chế phẩm sinh học (interferon, insulin,…).

    - Người ta tiến hành gắn các gen mong muốn vào hệ gen của virut, sau đó cấy virut vào nấm men hoặc vi khuẩn, sau đó nuôi trong nồi lên men.

    - Nhờ đặc tính tổng hợp nên cơ thể mới nhờ vào hệ gen của mình và lấy nguyên liệu từ tế bào chủ, thời gian sinh trưởng ngắn, đời sống kí sinh bắt buộc của virut mà con người sẽ thu được các chế phẩm sinh học trong thời gian ngắn và số lượng lớn.

    - Nhờ đó sẽ cung cấp đủ lượng chế phẩm sinh học cần thiết, giá thành hợp lí.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây