Giải bài tập SGK Sinh học 12 - Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Thứ ba - 11/09/2018 01:30
to hơn trong 5 ngày!Giải bài tập SGK Sinh học 12 - Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1: 
Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư

 - Mức độ sinh sản: là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

      - Mức độ tử vong: là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.

      - Xuất cư: là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.

      - Nhập cư: là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

Câu 2: Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?

  - Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 yếu tố mức độ sinh sản (b), mức độ tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i) quan hệ với nhau: số cá thể mới sinh ra cộng với số cá thể nhập cư bằng với số cá thể tử vong cộng số cá thể xuất cư (b + i = d + e).

Câu 3: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?

      Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế:

      * Tăng trưởng quần thể theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng có hình chữ J): Khi điều kiện môi trường không giới hạn (nguồn sống của môi trường dồi dào, không gian cư trú không giới hạn và sức sinh sản của các cá thể là rất lớn) thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

      Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: luôn luôn tăng.

      * Tăng trưởng thực tế (đường cong tăng trưởng hình chữ S): Khi điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện sống không thuận lợi, hạn chế khả năng sinh sản, biến động số lượng…) thì quần thể tăng trưởng thực tế.

      Đường cong biểu thị tăng trưởng của quần thể: thoạt đầu tăng nhanh dần, sau đó tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm đi, đường cong chuyển sang ngang.

Câu 4: Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh hoạ

    * Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng dân số:

      - Mức độ sinh sản: Sinh sản quá cao là nguyên nhân đưa tới tăng trưởng dân số nhanh chóng của mỗi quốc gia. Để phát triển dân số bền vững, cần có các biện pháp nhằm hạ mức độ sinh.

      - Mức độ tử vong: Mức độ tử vong là một yếu tố có tác động tới tỉ lệ tăng dân số. Nếu mức độ tử vong thấp và sinh sản quá cao thì dân số sẽ có nguy cơ tăng nhanh chóng. Vì vậy, để ổn định dân số, bên cạnh nâng cao tuổi thọ của người dân càng cần thực hiện biện pháp giảm mức độ sinh.

      - Xuất cư và nhập cư: Xuất cư và nhập cư thiếu kiểm soát sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phát triển dân số của một vùng, của một quốc gia có thể tăng hoặc giảm quá mức. Vì vậy cần phân bố dân cư hợp lí đảm bảo sự cân giữa thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi và giữa các vùng kinh tế.

    * Ví dụ:

      Dân số ở Việt Nam tăng khá nhanh, chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng 18 triệu (năm 1945) lên tới 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần.

Câu 5: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?

    * Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:

     Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…).

    * Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí:

     - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia.

     - Điều chỉnh cơ cấu dân số.

     - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính.

     - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ…
 

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây