Soạn tin học 7 - Bài thực hành 6. Trình bày bảng điểm lớp em

Thứ hai - 14/10/2019 08:53
Hướng dẫn soạn chi tiết Tin học 7, Bài thực hành 6. Trình bày bảng điểm lớp em , Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong bài học

Bài thực hành 6. Trình bày bảng điểm lớp em
(Thời lượng: 2 tiết)

 
A - Mục đích, yêu cầu
- Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.

B - Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
a) Theo tiến trình thực hiện các bài thực hành, tệp Bang_diem_lop_em đã được sử dụng và cập nhật trong bài thực hành 5. Với bài tập 1, nên lưu ý HS mở lại tệp Bang_diem_lop_em để khỏi phải nhập lại nội dung, dành thời gian cho việc thực hành định dạng trang tính. GV cần cho HS quan sát, nhận xét, so sánh sự khác biệt giữa trang tính chưa được định dạng và trang tính đã được định dạng trong sách. Cần hướng dẫn HS lần lượt quan sát từng phần nội dung trang tính như: tiêu đề của bảng, tiêu đề mỗi cột, dữ liệu trong các cột,... Khi quan sát cần lưu ý đến kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, căn lề, màu nền và đường biên của các ô. Qua đó HS biết được yêu cầu cần thực hiện của bài thực hành.

Sau khi HS quan sát, hãy hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau đây:
- Cách trình bày của trang tính nào có ưu điểm hơn và ưu điểm hơn ở điểm nào? (cân đối, dễ phân biệt và so sánh nhờ hàng tiêu đề cột có kiểu phông chữ khác biệt, các ô tính được tô màu nền theo nhóm 5 HS, dữ liệu quan trọng là Điểm trung bình có màu nền riêng biệt,...).

- Các yếu tố định dạng khác biệt là gì? Yêu cầu liệt kê các yếu tố khác biệt đó (phông chữ, màu chữ hàng tiêu đề bảng và hàng tiêu đề các cột, phông chữ và màu chữ các hàng khác, hàng tiêu đề bảng được căn giữa nhiều ô tính, màu nền và đường biên,...).

- Để có được các kết quả đã nhận biết đó cần thực hiện thao tác định dạng gì? Liệt kê các thao tác đó. Việc liên hệ với việc định dạng văn bản trên Word sẽ rất có ích trong quá trình học bài này.

GV có thể ghi lên bảng để tổng kết và thống nhất những điểm này với HS trước khi HS thao tác trên máy tính. Trên cơ sở các kết quả này, HS sẽ biết cần thực hiện bài thực hành lần lượt qua các thao tác nào. Đây có thể xem là bước chuẩn bị: phân tích yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện. Qua đây HS sẽ dần làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo tư duy công nghệ.

Để căn giữa tiêu đề của bảng số liệu, GV cần hướng dẫn HS cách gộp các ô từ A2 đến G2 bằng cách chọn khối ô A2:G2 rồi chọn lệnh .Thao tác này sẽ thực hiện căn giữa nội dung trong khoảng các ô tính từ A2 đến G2. GV nên hướng dẫn HS chọn lệnh          một lần nữa để huỷ bỏ thao tác căn giữa các ô rồi thực hiện lại để có kết quả mong muốn giống như trong SGK yêu  cầu (hoặc yêu cầu của GV).

Khi HS thực hành sử dụng lệnh tăng, giảm số chữ số phần thập phân GV cũng nên đề ra các yêu cầu định dạng số chữ số thập phân khác nhau (2 hoặc 3 chữ số hoặc không) để HS luyện tập. GV nên hướng dẫn HS cần định dạng trước khi sử dụng các lệnh  để nhận được kết quả nhanh hơn


b) Với bài tập 2, HS tự nhập dữ liệu cho trang tính. Lưu ý việc nhập dữ liệu cần đúng với vị trí ô tính giống như yêu cầu trong SGK. Sau khi nhập dữ liệu xong mới nhập công thức để tính mật độ dân số cho các nước. Công thức tính mật độ dân số tại ô F6 là =(E6*1000)/D6. Cần giảm số chữ số thập phân trong cột Mật độ để làm tròn thành số nguyên. Với các cột Diện tích, Dân số cần hiển thị một chữ số phần thập phân. Sau khi hoàn thành nội dung mới tiến hành các định dạng khác trên trang tính.

c) Lưu ý không nên yêu cầu HS có được định dạng trang tính y hệt như hình minh hoạ trong SGK. Kết quả định dạng của HS có thể khác nhau về phông chữ, màu sắc và kiểu đường biên và cũng có thể khác với hình minh hoạ trong SGK. Điều quan trọng không phải là kết quả cần phải giống như trong SGK, yêu cầu thực hành chỉ cần các em cho kết quả với các phông chữ khác nhau, kẻ được đường biên và tô được màu nền cho các ô tính thích hợp.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây