1. Định nghĩa
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói trong câu chứa nó.
2. Ví dụ
a. Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ
+ Ba bông hồng vàng này, em vừa hái ở ngoài vườn về sáng sớm hôm nay.
+ Đối với những bài thơ hay, ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
+ Mặt trời của bắp thì (nó) nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b. Khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ:
+ Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
+ Suốt ngày mẹ em, công việc không bao giờ ngơi tay.
+ Chí một buổi sáng, hàng chục trai làng kéo đến, cây đu xuân đã dựng xong.
3. Trước từ ngừ làm khởi ngữ: có thể có sẵn hoặc có thể thêm các quan hệ như: “về”, “đối với”. Đó cũng là dấu hiệu phán biệt khởi ngữ với chủ ngữ của cáu.
Có thể thêm trợ từ “thì” vào sau khởi ngữ.
Ví dụ
+ Bao giờ cũng vậy, đeo kính lên rồi thì thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.
+ Đối với các loài chim, ta không nên bắn giết.
+ về quyển sách này, mình đọc rồi.
+ Đối với các thầy cô giáo, Minh rất kính trọng; đối với các bạn trẻ, Minh rất khiêm tốn, quý mến và chan hòa.
4. Hãy nêu một số ví dụ (câu văn, câu thơ) có khởi ngữ:
“Ruộng Gò Công, cò bay thẳng cánh
Ao Gò Me, nước gánh không vơi
Đất lành, màu mỡ sinh sôi
Nếp than nấm rạ... làng tôi vẫn nghèo”.
(Gò Me - Hoàng Tố Nguyên)
“Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi, bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông ?”...
(Núi Đôi - Vũ Cao)
“Mộ anh trên đồi cao
Cành hoa này, em hái
Vòng hoa này, chị đơm
Cây bông hồng, em ươm
Em trồng vào trước cửa”...
(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)