1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
2. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích
A. bằng l00cm3.
B. lớn hơn l00cm3.
C. nhỏ hơn l00cm3.
D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn l00cm3.
Hãy chọn câu trá lời đúng và giải thích tại sao.
3. Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
4. Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?
5. Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nữa cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao và làm thí nghiệm kiểm tra ?
6. Kích thước của 1 phân lử hiđrô vào khoảng 0,00000023mm. Hãy tính độ dàì cửa một chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nốí tiếp nhau.
7*. Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học người I-ta-li-a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén dược nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vần nguyên vẹn. Hãy giải thích tại sao.
8. Khi dùng pit-tông nến khí trong một xi-lanh kín thì
A. kích thước mỗi phân tử khí giảm.
B. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
C. khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
D. số phân tử khí giảm.
9. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. thể tích cùa mỗi nguyên tử đồng tăng.
B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.
C. số nguyên tử đồng tăng.
D. cả ba phương án trên đều không đúng.
10. Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước trong nước là đúng?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân từ trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tứ trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân từ trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tứ trong hơi nước nhỏ hơn.
11. Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây ?
A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra.
B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại.
C. Đứng rất gần nhau.
D. Đứng xa nhau.
12. Tại sao khi muối dưa, muối có thể thâm vào lá dưa và cọng dưa ?
13. Nếu bơm không khí vào một quà bóng bay thì dù có buộc chật không khí vẫn thoát được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bàng kim loại rói hàn kín thì hầu như không khí không thể thoát được ra ngoài. Tại sao ?
14. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm càng, mặc dù dã vặn van thật chật, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
A Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm bị xẹp.
B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp.
C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm sâm xẹp dần.
D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp.
15. Hình 19.1 mô tả một thí nghiêm dùng để chứng minh các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
Hãy dựa vào hình vẽ trên để mô tả cách làm thí nghiệm, cách giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
----------------------------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI
4. Vì các hạt vật chất và khoảng cách giữa chúng rất nhỏ.
5. Vì các phân tử muối xen vào khoảng giữa các phân tử nước.
6. ≈ 0.23mm.
7. Vì giữa các phân tử bạc có khoảng cách.
12. Các phân tử muối có thể khuếch tán vào dưa.
13. Khoảng cách giữa các phân tử của vỏ bóng bay lớn nên các phân tử không khí trong bóng bay có thể lọt ra ngoài. Khoảng cách giữa các nguyên tử kim loại rất nhỏ nên các phân tử không khí trong quả cầu hầu như không thể lọt ra ngoài được,
15. Dựa vào cách giải thích trong bài học về sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu