1. Liên bang Nga tiếp giáp với các nước:
A. Trung Quốc, Ấn Độ
B. Na Uy, Thụy Điển.
C. Thụy Điển, Phần Lan
D. Na Uy, Phần Lan
2. Các biển và đại dương ở xung quanh lãnh thổ Liên bang Nga:
A. Biển ca-xpia, biển Đông.
B. Biển Ban-tích, biển Đen.
C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.
3. Những quốc gia nào sau đây không có đường biên giới chung với Liên bang Nga?
A. Gru-di-a, Lat-vi-a.
B. Ba Lan, Ca-dắc-tan.
C. Mông Cổ, Triều Tiên.
D. Ác-mê-ni-a, Tat-gi-kix-tan
4. Liên bang Nga có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây:
A. Trung Quốc
B. Mông cổ
C. Phần Lan
D. U-crai-na
5. Nhận định nào sau đây chưa đúng về vị trí địa lí Liên bang Nga:
A. Nằm giữa châu Âu và Bắc Thái Bình Dương.
B. Nằm ở Đông Âu và Bắc Á.
C. Nằm trên 2 châu lục Á và Âu.
D. Nằm ở Trung và Đông Âu.
6. Nơi tập trung nhiều mỏ dầu khí và không thuận lợi chọ sự phát triển nông nghiệp của Liên bang Nga:
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Đông Âu.
C. Cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Núi Đông Xi-bia.
7. Những thuận lợi về mặt tự nhiên của Liên bang Nga đối với sự phát triển kinh tế:
A. Đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ phì nhiêu.
B. Chủ yếu là khí hậu ôn đới lục địa thuận lợi trồng trọt
C. Giàu tài nguyên lâm sản và có trữ năng thuỷ điện lớn.
D. Đất pôt-zôn chiếm diện tích lớn ở phía Nam.
8. vương quốc núi lửa của Liên bang Nga tập trung ở:
A. Vùng núi và cao nguyên ở Xi-bia.
B. Vùng Muốc-Man trên bán đảo Co-la.
C. Bán đảo Kam-chat-ka và quần đảo Cu-rin.
D. Trên các đảo ở Bắc Băng Dương.
9. Các sông nào sau đây của Liên Dang Nga chảy trên đồng bằng Đông Âu:
A. Vôn-ga
B. Ie-nít-xây
C. A-mơ
D. Lê-na
10. Con sông dài nhất ở Liên bang Nga là:
A. Ie-nít-xây
B. Vôn-ga
C. A-mơ
D. Ô-bi
11. Các mỏ than của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở:
A. Miền Tây
B. Miền Đông
B. Miền Bắc
D. Miền Nam
12. Quặng sắt có trữ lượng lớn nhất thế giới của Liên bang Nga tập trung ở:
A. Nam Xi-bia
B. U-ran .
C. Cuốc-xcơ
D. Viễn Đông
13. Trữ lượng dầu mỏ của Liên bang Nga tập trung chỏ yếu ở vùng nào sau đây:
A. TâyXi-bia
B. U-ran
C. ĐôngXi-bia
D. Cáp-ca-dơ
14. Kiến thức nào sau đây chưa đúng về đặc điểm địa hình của Liên bang Nga nếu lấy dòng sông Ie-nít-xây làm ranh giới:
A. Trên đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy và tập trung nhiều các mỏ dầu khí.
B. Phía Tây đại bộ phận là đồng bằng: đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Phía Đông phần lớn là núi và cao nguyên, phía Tây đại bộ phận là đồng bằng.
D. Phía Đông là đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xibia và núi Đông
Xi-bia.
15. Nơi tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản, lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước Nga là:
A. Vùng phía Tây nước Nga.
B. Vùng phía Đông nước Nga.
C. Bán đảo Kam-chat-ka
D. Vùng núi Đông Xi-bia .
16. Vùng đất có giá trị nông nghiệp lớn nhất của Liên bang Nga là:
A. Vùng đất đen ở phía bắc Tây Xi-bia .
B. Vùng đất đầm lầy ở đồng bằng Tây Xi-bia .
C. Vùng đất đen phía nam Mát-cơ-va.
D. Vùng đất pôt-zôn phía bắc Mát-cơ-va.
17. Thành phố lớn thứ 2 và là hải cảng lớn nhất nước Nga là:
A. Xanh Pê-téc-bua
B. Mát-cơ-va.
C. No-vo-xi-bít
D. Sa-ma-ra
18. Cảng quan trọng của nước Nga để giao lưu với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là:
A. Va-la-di-vốt-tốch
B. Vôn-ga-rát
C. Rô-tốp
D. Ka-li-nin-grát
19. Nhận định nào sau đây chưa đúng về Liên bang Nga:
A. Là quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích, nhưng vị trí lại không thuận lợi đối với những tuyến đường biển lớn trên thế giới.
B. Băng giá vĩnh cửu bao phủ phần lớn Xi-bia, núi lửa và động đất trên quần đảo Cu rin và bán đảo Kam-chat-ka là một cản trở lớn cho sự phát triển.
C. Lũ lụt xảy ra vào mùa xuân và cháy rừng vào mùa hè và thu khắp vùng Xi-bia và ở phần đất Nga thuộc châu Âu.
D. Diện tích đất trồng lớn, màu mỡ và thời tiết ôn hoà phù hợp cho phát triển sự nông nghiệp.
20. Ở phía Tây rặng U-ran của nước Nga là:
A. Rừng tùng bách và lãnh nguyên bạt ngàn.
B. Đồng bằng rộng lớn và đồi thấp.
C. Vùng cao và núi non dọc biên giới.
D. Băng giá và đầm lầy bao phủ.
21. Sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước Nga được biểu hiện:
A. Khí hậu lạnh giá và khô hạn ở miền Nam.
B. Khí hậu thảo nguyên ẩm ướt ở Xi-bia.
C. Khí hậu ôn đới lục địa ở phần lớn lãnh thổ châu Âu.
D. Ven biển Đen có khí hậu nhiệt đới mát mẻ.
22. Nơi ghi nhận sự chênh lệch nhiệt độ đạt kỉ lục trong năm (106,7°C) ở nước Nga là thành phố:
A. Vo-kho-an
B. Vôn-ga-rat ,
C. No-vo-xi-bit
D. Xanh Pê-téc-bua .
23. Eo biển dài nhất thế giới nằm giữa đảo Xa-kha-lin và đất liền trên lãnh thổ nước Nga là:
Ạ. Eo biển Tac-ta.
B. Eo biển Măng-sơ
C. Eo biển Bê-rinh
D. Eo biển Pan
24. Những đặc điểm nổi bật về tình hình dân cư của nước Nga hiện nay:
A. Dân cư chủ yếu sống tập trung dọc theo tuyến đường sắt xuyên Xi-bia.
B. Tỉ lệ sinh thấp hơn tỉ lệ tử nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên âm
C. Đa số hoạt động trong công nghiệp và dịch vụ nên thiếu lao động nông nghiệp.
D. Sự di cư của nhiều người Nga ra nước ngoài đã làm cho dân số gia tăng chậm.
25. Chiến lược kinh tế mới từ năm 2000 của Liên bang Nga là:
A. Chú trọng phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
B. Khôi phục lại nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
C. Mở rộng quan hệ ngoại giao, coi trọng hợp tác với các nước châu Á.
D. Hoàn thành quá trình công nghiệp hoá đất nước.
26. Những biểu hiện chứng tỏ nước Nga đã từng là bộ phận trụ cột của Liên bang Xô viết trước đây:
A. Nước Nga có tiềm năng khoáng sản phong phú phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
B. Lương thực chiếm đến 90% giá trị tổng sản phẩm công - nông nghiệp của toàn Liên Xô vào cuối thập kỉ 80.
C. Công nghiệp được đầu tư phát triển theo chiều sâu với các ngành công nghiệp điện tử, tin học phát triển mạnh.
D. Nước Nga đóng góp tới 60% tổng sản phẩm quốc dân và 20% giá trị sản lượng công nghiệp của thế giới.
27. Những nước nào sau đây không là thành viên của “Cộng đồng các quốc gia độc lập – SNG”
A. Bê-la-rut-xi-a, Ca-dắc-tan
B. Gru-di-a, Môn-đa-vi
C. Tuốc-mê-ni-a, Ac-mê-ni-a
D. Lát-vi-a, Ex-tô-ni-a
28. Những khó khăn của nền kinh tế Liên bang Nga trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, lạm phát tăng lên.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nợ nước ngoài nhiều.
C. Tăng trưởng kinh tế âm, sản lượng các ngành giảm sút.
D. Thiếu hàng tiêu dùng, đời sống nhân dân khó khăn.
29. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX là do:
A. Áp dụng máy móc mô hình phát triển của các nước phương Tây.
B. Nền kinh tế bao cấp, thiếu năng động để đáp ứng nhu cầu thị trường.
C. Sản xuất kém hiệu quả do áp dụng công nghệ mới không phù hợp.
D. Chưa chú trọng đầu tư đúng mức vào các ngành công nghiệp nặng.
30. Những thành tựu của nền kinh tế Liên bang Nga từ sau năm 2000:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dự trữ ngoại tệ lớn.
B. Hoàn thành nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao.
D. Đã trả xong các khoản nợ nước ngoài từ thập kỉ 90.
31. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Liên bang Nga từ sau năm 2000:
A. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
B. Mở rộng quan hệ ngoại giao, coi trọng hợp tác với tất cả các nước.
C. Thực hiện đường lối chiến lược phát triển kinh tế mới có hiệu quả.
D. Nền kinh tế phát triển theo chiều rộng đã đáp ứng nhu cầu nhân dân.
32. Vùng kinh tế Trung ương đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga là vì:
A. Vùng kinh tế lâu đời, tập trung nhiều ngành công nghiệp.
B. Tập trung đông dân cư và có tiềm năng kinh tế lớn.
C. Tập trung nguồn tài nguyên giàu có nhất của đất nước.
D. Có nhiều cảng biển thuận lợi cho giao lưu với thế giới.
33. Điều nào sau đây không nói lên triển vọng phát triển của vùng Viễn Đông nước Nga:
A. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Nga coi trọng mở rộng ngoại giao với
châu Á.
B. Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và tập trung nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
C. Có điều kiện hội nhập tăng cường quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. D. Là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
34. Miền Đông của nước Nga gồm có các vùng kinh tế sau:
A. Tây Xibia, Đông Xibia, Viễn Đông.
B. Tây Xibia, Uran, Bắc Cáp-ca-dơ.
C. Viễn Đông, Uran, Tây Xibia.
D. Đông Xibia, Viễn Đông, Uran.
35. Các ngạnh công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ là thế mạnh của vùng kinh tế nào sau đây của Nga:
A. VùngUran
B. Vùng Tây Bắc
C. Vùng Trung ương
D. Vùng Đông Xibia
36. Đặc trưng kinh tế của vùng Tây Xibia là:
A. Công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đóng tàu, đánh bắt và chế biến cá.
B. Công nghiệp năng lượng, thuỷ điện, hoá dầu, chế biến gỗ, chăn nuôi.
C. Công nghiệp chế tạo máy, động tàu, hoá chất, điện tử, máy chính xác.
D. Công nghiệp năng lượng, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu.
37. Ac-khan-ghen-xcơ ở nước Nga là:
A. Trung tâm công nghiệp của miền Viễn Đông.
B. Thành phố công nghiệp lớn nhất của vùng Uran.
C. Hải cảng lớn nằm trên Bắc Băng Dương.
D. Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Xibia.
38. Nhà máy thuỷ điện Krat-xnôi-ắc của Nga được xây dựng trên sông:
A. lê-nít-xây
B. An-ga-ra
C. Vôn-ga
D. A-mua
ĐÁP ÁN
1.D |
2.B |
3.D |
4.A |
5.D |
6.A |
7.C |
8.C |
9.A |
10.A |
11.B |
12.C |
13.A |
14.D |
15.B |
16.C |
17.A |
18.A |
19.D |
20.B |
21.C |
22.A |
23.A |
24.B |
25.C |
26.D |
27.D |
28.C |
29.B |
30.A |
31.C |
32.B |
33.D |
34.A |
35.A |
36.B |
37.C |
38.A |
|