1. Điều nào sau đây chưa đúng về Liên minh châu Âu?
A. Là một thực thể kinh tế và chính trị lớn nhất thế giới.
B. Là tiền thân của cộng đồng kinh tế châu Âu.
C. Là tổ chức liên kết khu vực với 25 nước thành viên.
D. Là trung tâm kinh tế lớn dẫn đầu thế giới về GDP.
2. Những đặc điểm cơ bản về sự phát triển của EU:
A. Liên kết toàn diện và thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.
B. Mở rộng không gian địa lí cho các nước trên thế giới.
C. Số lượng thành viên chỉ giới hạn ở 25 nước châu Âu.
D. Tạo dựng một thị trường chung để phát hiển kinh tế.
3. Những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU:
A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu trên thị trường thế giới.
B. Từ 6 nước thành viên ban đầu, nay đã trở thành một khối với 27 nước.
C. Thành lập thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung ơ-rô cho các nước thành viên.
D. Các nước thành viên có chung chính sách thương mại với các nước ngoài khối.
4. Mục đích của sự hình thành và phát triển EU:
A. Xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên.
B. Tăng cường liên kết toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
C. Liên kết lợi ích kinh tế của các nước thành viên.
D. Lập hàng rào thuế quan chung đối với các bạn hàng.
5. Mốc thời gian nào sau đây chưa đúng với quá trình phát triển của Liên minh châu Âu?
A. Ngày 25/3/2007, EU tổ chức kỉ niệm 50 năm ngày kí Hiệp ước Rô-ma.
B. Thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957 với 6 nước thành viên.
C. Năm 1993 Liên minh châu Âu chính thức ra đời với Hiệp định Ma-xtơ-rich gồm 15 nước thành viên.
D. Năm 1967 các nước châu Âu liên kết hình thành một cộng đồng châu Âu về than, thép.
6. Liên minh châu Âu được thành lập vào năm 1957 với 6 thành viên ban đầu là:
A. Bỉ, Pháp, Ý, Lúc-xem-bua, Hà Lan và Tây Đức.
B. Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Lúc-xem-bua.
C. Anh, Na Uy, Đan Mạch, Tây Đức, Áo, Bỉ.
D. Lúc-xem-bua, I-ta-li-a, Ba Lan, Bun-ga-ri, Pháp.
7. EU được xem là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là vì:
A. Dẫn đầu thế giới về GDP.
B. Chiếm 1/2 GDP toàn cầu.
C. Đứng thứ hai thế giới về GDP sau Nhật Bản.
D. Đứng thứ hai thế giới về GDP sau Hoa Kì.
8. Vì sao có sự phân hoá về không gian kinh tế ở EU?
A. Giữa các nước thành viên vẫn còn có sự cạnh tranh thị trường gay gắt.
B. Nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước không đồng nhất
C. Chưa có hàng rào thuế quan thống nhất chung cho tất cả các bạn hàng trên thế giới.
D. Mức độ liên kết, thống nhất giữa các nước thành viên chưa cao.
9. Mục tiêu chủ yếu của việc thiết lập thị trường chưng, nội địa ở EU là:
A. Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người và tiền vốn với tất cả các
nước trên thế giới.
B. Thực hiện chính sách thương mại đa dạng thích hợp với các nước ngoài EU.
C. Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
D. Hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá đối với các nước ngoài khu vực.
10. Hiện nay các nước EU đang mở rộng không gian địa lí theo hướng:
A. Sang phía Đông.
B. Lên phía Bắc.
C. Sang phía Tây.
D. Xuống phía Nam.
11. Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô đối với sự phát triển EU:
A. Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn với các nước bạn hàng ngoài khu vực.
B. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa chung châu Âu.
C. Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bốn mặt của tự do lưu thông.
D. Tạo thuận lợi trong việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước trong khu vực.
12. Thành công lớn nhất của EU sau 50 năm phát triển là:
A. Tạo lập một thị trường chung để phát triển kinh tế và tự do lưu thông hàng hoá.
B. Tạo một thị trường chung và cùng sử dụng một đồng tiền mạnh là ơ-rô.
C. Tiếp nhận cả các quốc gia nghèo ngoài khu vực và giúp các nước này trở nên giàu có.
D. Thành lập quân đội chung EU, hoà hợp được các nước giàu và nghèo trong khối.
13. Quốc gia được mệnh danh là “con hổ vùng Cen-tích” sau khi gia nhập EU vào năm 1973 và trở nên giàu có là:
A. Ai-len
B. Thụy Điển
C. Na Uy
D. Xcốt-len
14. Chứng minh EU có vị trí hàng đầu trên thế giới về mặt kinh tế:
A. EU chỉ chiếm 6,2% dân số thế giới và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng lại đứng thứ hai thế giới về GDP.
B. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chỉ đứng sau Hoa Kì và trên Nhật Bản.
C. Giá trị FDI của EU đầu tư ra nước ngoài và FDI đầu tư vào EU chiếm một nửa của thế giới.
D. EU chỉ chiếm 6,2% dân số thế giới và 2,2% diện tích lục địa của Trái Đất nhưng chiếm tới 60% GDP của thế giới.
15. Các nước thành viên EU đến nay vẫn chưa sử dụng euro là đồng tiền chung:
A. Anh, Thụy Điển.
B. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
C. CHLB Đức, Pháp.
D. Lúc-xem-bua, Ai-len
16. Nước Đức có vị trí địa lí quan, trọng ở châu Âu:
A. Nước Đức sáng lập ra EU giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU.
B. Nằm ở Tây Âu, về phía Nam của Đan Mạch, thuận lợi cho giao lưu và thông thương với các nước.
C. Nằm ở trung Âu, giáp biển Ban-tích và biển Bắc, giữa Hà Lan và Pháp.
D. Nằm ở trung Âu, có vai trò chủ chốt trong EU: là một trong những nước sáng lập ra EU.
17. Nước Đức không có đường biên giới chung với quốc gia nào sau đây:
A. Lúc-xem-bua, Đan Mạch, Bỉ.
B. Cộng hoà Séc, Pháp, Áo.
C. Ba Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan.
D. Anh, Na Uy, Phần Lan.
18. Diện tích, lãnh thổ của nước Đức:
A. 349.223 km2, là nước lớn đứng thứ 2 châu Âu.
B. 35.7.021 km2, là nước nhỏ đứng thứ 8 châu Âu.
C. 354.000 km2, là nước lớn đứng thứ tư châu Âu.
D. 354.000 km2, là nước lớn nhất ở châu Âu.
19 Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của nước Đức?
A. Vùng đất thấp ở miền Bắc, cao nguyên ở miền Trung, rặng An-pơ ở miền Nam.
B. Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới lạnh và có năm vùng cảnh quan khác nhau.
C. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, đẹp hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài.
D. Tài nguyên khoáng sản giàu có, phong phú thuận lợi phát triển công nghiệp.
20. Điều nào sau đây chưa đúng về đặc điểm dân cư và xã hội của nước Đức?
A. Ưu tiên đầu tư, phát triển cho giáo dục và đào tạo.
B. Mức sống cao, hệ thống phúc lợi xã hội và bảo hiểm tốt.
C. Tỉ lệ sinh rất thấp, cấu trúc dân số già, nhập cư nhiều.
D. Nguồn lao động chủ yếu dựa vào dân nhập cư.
21. Những thay đổi cơ bản về dân cư - xã hội của nước Đức trong 50 năm qua:
A. Dân số gia tăng chậm với mức tăng trưởng dân số hàng năm là 1%
B. Số người sống độc thân giảm dần, số người kết hôn lăng dần.
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và có mức sống cao.
D. Số trẻ sơ sinh tăng chậm, thời gian làm việc trong tuần tăng lên.
22. Mức độ cạnh tranh của nền kinh tế Đức trên trường quốc tế không cao là do:
A. Giá thành sản phẩm cao khó cạnh tranh.
B. Dân số suy giảm, thiếu lực lượng lao động. .
C. Chi phí lao động và ngân sách cho bảo hiểm xã hội lớn.
D. Gánh nặng các nước nghèo trong khu vực.
23. Hãy chứng tỏ rằng CHLB Đức là cường quốc kinh tế hàng đầu ở châu Âu và thế giới:
A. Là cường quốc thương mại lớn thứ ba thế giới.
B. Đứng đầu châu Âu, đứng thứ ba thế giới về GDP.
C. Khả năng cạnh tranh đứng vị trí thứ 5 thế giới.
D. Tỉ trọng công nghiệp trong GDP chiếm trên 50%. :
24. Công nghiệp nước Đức chiếm giữ được vị trí cao trong công nghiệp thế giới là do:
A. Trình độ phát triển công nghiệp cao, hiện đại.
B. Giàu có và đa dạng về tài nguyên khoáng sản.
C. Đội ngũ kĩ sư và nhân công có tay nghề giỏi.
D. Sẵn phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh.
25. Những thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của CHLB Đức:
A. Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, giảm ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ.
B. Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm ở khu vực nông nghiệp.
C. Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp, giảm ở khu vực dịch vụ.
D. Tăng tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ, giảm ở khu vực nông nghiệp và công nghiệp.
26. Những biểu hiện chứng tỏ CHLB Đức có một nền nông nghiệp thâm canh, năng suất cao:
A. Số lao động trong nông nghiệp đông, bình quân diện tích đất canh tác lớn và nuôi sống được nhiều người.
B. Số lao động trong nông nghiệp ít nhưng bình quân diện tích đất canh tác lớn và nuôi sống được nhiều người.
C. Số lao động trong nông nghiệp ít, bình quân diện tích đất canh tác không lớn nhưng nuôi sống được nhiều người.
D. Tăng cường đầu tư nhiều lao động, mở rộng diện tích gieo trồng, tích cực sử dụng phân bón và giống tốt.
27. Chứng minh CHLB Đức có nền công nghiệp phát triển cao, là xương sống của nền kinh tế quốc dân:
A. Các ngành chế tạo ô-tô, công nghệ bảo vệ môi trường đứng thứ hai sau Nhật Bản.
B. Có sự chuyển dịch lớn cơ cấu kinh tế với sự phát triển nhanh vượt bậc của quá trình công nghiệp hoá.
C. Các ngành chế tạo máy, hoá chất, kĩ thuật điện và điện tử đứng hàng đầu thế giới.
D. Tỉ trọng các ngành công nghiệp ngày càng tăng và chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu kinh tế cả nước.
28. Điều nào sau đây không phải là lợi thế của Pháp trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
A. Tự nhiên phong phú, đa dạng và giàu có tạo nhiều thuận lợi cho phát triển
công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
B. Nằm ở Tây Âu, tiếp cận với nhiều biển và đại dương thuận lợi cho thông thương với thế giới.
C. Mức sông cao, chất lượng lao động tốt, mức đầu tư cho giáo dục cao.
D. Dân số tăng chậm nhưng vẫn đảm bảo nguồn lao động từ những người nhập cư.
29. Dãy Pi-ren-nê là ranh giới tự nhiên giữa:
A. Pháp và Ý.
B. Pháp và Đức. ,
C. Pháp và Tây Ban Nha.
D. Pháp và Thụy Sĩ.
30. Thành phố lớn thứ hai, một hải cảng chính và là trung tâm thương mại, công nghiệp quan trọng của nước Pháp:
A. Mác-xây
B. Boóc-đô.
C. Li-ông
D. Tu-lu.
31. Những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư và xã hội của nước Pháp:
A. Địa hình hầu hết là núi và cao nguyên thoải dần về phía Đông và Đông Nam.
B. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm rất thấp, cấu trúc dân số già và có mức sống cao.
C. Các thành phố đều bị quá tải do tập trung quá đông dân cư và các cơ sở sản xuất.
D. Những người nhập cư có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước Pháp.
32. Nước Pháp có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây?
A. Tày Ban Nha
B. Thụy Sĩ
C. Đức
D. Bỉ
33. Lợi thế nào sau đây không quyết định đến sự phát triển mạnh của ngành du lịch nước Pháp:
A. Sự hấp dẫn của Pari về kiến trúc và lịch sử.
B. Cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng.
C. Trình độ tổ chức cao của ngành du lịch.
D. Dân Pháp văn minh, lịch sự và mến khách.
34. Dãy An-pơ cao đồ sộ và đẹp nhất châu Âu, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách, là ranh giới giữa:
A. Pháp và Ý
B. Pháp và Thụy Sĩ
C. Pháp và Đức
D. Pháp và Bỉ
35. Những ngành công nghiệp truyền thông của Pháp tập trung chủ yếu ở vùng Lo-ren là vì:
A. Giao thông thuận lợi.
B. Lao động đông, trình độ cao.
C. Có nhiều mỏ than và sắt lớn.
D. Thị trường tiêu thụ lớn.
36. Vành đai công nghệ cao của Pháp được xây dựng ở:
A. Miền Đông và Đông Nam.
B. Miền Nam và Tây Nam.
C. Vùng quanh Li-ông
D. Vùng Pa-ri - Bắc Phấp.
37. Vị trí của nước Pháp ở châu Âu và trên trường quốc tế:
A. Chiếm vị trí hàng đầu trong nền kinh tế EU.
B. Giá trị xuất khẩu đứng nhì thế giới.
C. Nông nghiệp đóng góp 20% GDP.
D. Đứng thứ năm thế giới về GDP.
38. Trung tâm công nghiệp hàng không vũ trụ lổn và nổi tiếng của Pháp đưực đặt ở:
A. Tu-lu.
B. Li-ông
C. Năng-tơ
D. Pa-ri
39. Nhận định nào sau đây chưa đúng về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước Pháp:
A. Du lịch là ngành kinh tế hàng đầu ở Pháp và đứng vị trí số 1 ở châu Âu.
B. Pháp là nước sáng lập ra Cộng đồng kinh tế châu Âu, nay là Liên minh châu Âu.
C. Pháp có một nền nông nghiệp toàn diện, phát triển cao và chiếm vị trí hàng đầu ở châu Âu.
D. Các sông của nước Pháp đều đổ ra Đại Tây Dương, chỉ có sông Seine là đổ ra Địa Trung Hải.
40. Khả năng xuất khẩu nông sản của Pháp cao hơn so với Đức là vì:
A. Điều kiện tự nhiên của Pháp thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp toàn diện.
B. Nền nông nghiệp Pháp đạt trình độ thâm canh cao, năng suất cũng cao hơn.
C. Giá nông sản xuất khẩu của Pháp rẻ hơn và thị trường tiêu thụ rộng hơn
D. Nguồn lao động nông nghiệp của Pháp có trình độ cao hơn Đức.
41. Quốc gia nào sau đây được coi là vựa lúa của Liên minh châu Âu (EU):
A. Pháp
B. Đức
C.Ý
D. Thụy Sĩ
ĐÁP ÁN
1.D |
2.A |
3.C |
4.B |
5.D |
6.A |
7.D |
8.B |
9.C |
10.A |
11.B |
12.B |
13.A |
14.A |
15.A |
16.D |
17.D |
18.C |
19.D |
20.D |
21.C |
22.C |
23.B |
24.A |
25.D |
26.B |
27.C |
28.D |
29.C |
30.A |
31.B |
32.A |
33.D |
34.A |
35.C |
36.B |
37.D |
38.A |
39.D |
40.A |