1. Miền Bắc đã đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất?
a. Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Công nghiệp được Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng. Từ năm 1961 - 1964 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng gần 80%. Giá trị sản lượng cồng nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. Trong thời gian này nhiều nhà máy, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng, nhiều khu công nghiệp ra đời như: Gang thép Thái Nguyên, Nhiệt điện Uông Bí, Khu công nghiệp Việt Trì...
Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
+ Nông nghiệp thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã bậc cao. Đến năm 1965, có 90% tổng sĩ) hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 60% là hợp tác xã bậc cao với hơn 80% tổng diện tích ruộng đất.
Nông dân bước đầu áp dụng khoa học - kĩ thuật và sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy nông phát triển, trong đó có công trình Bắc - Hưng - Hải. Nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc-ha gieo trồng.
+ Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
b. Phát triển văn hóa, giáo dục
+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh: Năm học 1964 - 1965, miền Bắc có hơn 9.000 trường học các cấp với trên 2,6 triệu học sinh, hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp hai lần so với năm học 1960 - 1961.
+ Hệ thông y tế, chăm lo sức khỏe được đầu tư phát triển, xây dựng khoảng 6.000 cơ sở.
c. Làm nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam Trong 5 năm, miền Bắc đã chuyển vào miền Nam nhiều vũ khí. đạn dược thuốc men. Nhiều đơn Vì vũ trang, cán bộ quân sự, cán bộ các ngành được lựa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
d. Nhận xét
+ Mặc dù còn một số hạn chế do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều, nhưng những thành tựu mà nhân dân miền Bắc đạt được trong kế hoạch. Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, đã góp phần củng cố miền Bắc về mọi mặt, giúp cho miền Bắc đủ sức đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ và chi viện cho tiền tuyến miền Nam, góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước.
2. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” như thế nào?
+ Thắng lợi của nhân dân ta trong phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) đã làm thất bại chiến lược “Chiến tranh một phía” của Mĩ. Vì vậy, Mĩ đã áp dụng chiến lược mới “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) trên khắp miền Nam.
+ “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỉ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ để chống lại cách mạng nước ta.
Như vậy, âm mưu thâm độc của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”.
+ Đế tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã đề ra nhiều kế hoạch: Xta-lây - Tay-lo, Giôn-xơn - Mác Na-ma-ra.
Với “Kế hoạch Xta-lây - Tay-lo”, Mĩ và chính quyền Sài Gòn nhằm bình định toàn miền Nam trong vòng 18 tháng. Thực hiện kế hoạch này, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, đưa cố vấn quân sự vào miền nam, trang bị cho quân dội tay sai nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, đồng thời thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam Việt Nam (MACV). Đáp lại sự giúp đỡ của Mĩ, Diệm ráo riết bắt lính, tăng quân và tiến hành nhiều cuộc càn quét, bình định để dồn dân lập “ấp chiến lược”. Mĩ - Diệm coi việc bình định là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mĩ - ngụy dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp chiến lược, thực chất là các trại tập trung trá hình băng những thủ đoạn cưỡng bức tàn bạo nhằm “tát nước bắt cá”, để đàn áp, tiêu liệt phong trào cách mạng và bóc lột nhân dân ta.
Mĩ - Diệm liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ đã gây cho cách mạng nhiều khó khăn, buộc chúng ta phải bằng mọi cách phá tan chiến lược này.