Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Các thao tác nghị luận

Thứ hai - 08/03/2021 10:06
- Tổng hợp là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận đem các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận kết hợp  thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
- Phân tích là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng hơn.
- Qui nạp là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
- Diễn dịch là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về sự vật, hiện tượng riêng.
Bồi dưỡng Ngữ Văn 10, Các thao tác nghị luận

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

I. LƯU Ý CHUNG

  1. Khái niệm thao tác:
  Thao tác chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
  2. So sánh thao tác nghị luận với các loại thao tác khác.
Giống nhau Khác nhau
Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định Thao tác nghị luận là hoạt động của tư duy, thuyết phục người đọc người nghe.
 

II. MỘT SỐ THAO TÁC NGHỊ LUẬN CỤ THỂ
  1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp

  a) Hãy nhớ lại kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn cấp THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng  hợp, diễn dịch, qui nạp vào vị trí thích hợp trong những ô trống trong sách giáo khoa.
     - Tổng hợp là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận đem các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận kết hợp  thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.
     - Phân tích là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng hơn.
     - Qui nạp là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
     - Diễn dịch là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về sự vật, hiện tượng riêng.

  b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Vì sao? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì?
  Gợi ý trả lời: Trong phần này Hoàng Đức Lương sử dụng thao tác diễn dịch kết hợp với thao tác phân tích. Cách kết hợp này có tác dụng thuyết phục người đọc. Khi dùng thao tác diễn dịch, tính chất khẳng định giúp người đọc định hướng được vấn đề đó, tác giả phân tích, chỉ rõ bốn lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời một cách thuyết phục.
  - Hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau:
  “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí tịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.
  Gợi ý trả lời: Đoạn văn này sử dụng thao tác phân tích. Biểu hiện cụ thể là chưa nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm rõ vấn đề.
     + Tác dụng: Giúp hiểu cụ thể hơn về vấn đề.
     - Xác định đoạn văn sau đây trích trong Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương sử dụng thao tác nghị luận nào? Tác dụng của thao tác nghị luận này ra sao?
     Vì bốn lí do kể trên bó buộc, trãi qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như đá, như vàng lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành.
  Gợi ý trả lời: Đoạn văn này sử dụng thao tác tổng hợp, tác dụng thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, giúp cho quá trình lập luận càng trở nên thuyết phục hơn.
  Hãy xét xem, đoạn trích sau đay có sử dụng thao tác tổng hợp( hay quy nạp), tác dụng của việc sử dụng thao tác này như thế nào.
  Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế ; Do Vu chìa lưng chịu giá, che chở cho Chiêu Vương; Dự nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
                                                                                           (Hịch tướng sĩ)
  Đoạn văn này sử dụng thao tác qui nạp. Tác dụng tạo nên tư duy đáng tin cậy, có sức thuyết phục cao.

c) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng? Vì sao?
     - Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.
     - Thao tác qui nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
     - Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
  Gợi ý trả lời: Nhận định 1, 3 đúng; nhận định 2 chưa chính xác.

  2. Thao tác so sánh:

  a) Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, Chủ Tịch Hồ Chí Minh tổng kết:
  Những cử chỉ cao quí đó, tuy khác nhau nới việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
  Tác giả phải dùng thao tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau?
  Trả lời: Câu văn trên dùng thao tác so sánh, nhấn mạnh đến sự giống nhau.

  b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không?
     Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ai?
     Trả lời rằng: Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ bốn suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.
  Trả lời: đoạn văn trên dùng thao tác so sánh nhấn mạnh đến sự khác nhau.
Thao tác so sánh có 2 loại chính:  Thao tác so sánh giống nhau và Thao tác so sánh khác nhau

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

  1. Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:
  - Tác giả muốn chứng minh điều gì?
  - Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?
  - Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?
  Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu những thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muốn, luống dọc mùng… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã dược Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú.
  Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình. Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trên bầu trời ấy được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.
                           (Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi - nhà văn hoá lớn, trong 
                                  Nguyễn trãi, thơ và đời, NXB văn học, Hà Nội, 1997)
Gợi ý trả lời:
  - Trong đoạn văn trên tác giả muốn chứng minh vấn đề: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu những thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian.
  - Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu diễn dịch và thao tác phân tích (đoạn 1), qui nạp (đoạn 2).
  Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ từ triển khai câu khái quát phần đầu đoạn 1, tác giả đã đưa ra từng phương diện ảnh hưởng văn hoá dân gian trong tập thơ để thuyết phục người đọc; Tục ngữ, thành ngữ,… nét dân nhạc, chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo…

  2. Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt các yêu cầu sau đây:
  - Đề cập tới một vấn đề đang đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích, động cơ học tập; phòng chống tệ nạn xã hội; đề phòng tai nạn giao thông…)
  Gợi ý trả lời:
  + Vấn đề đề phòng tai nạn giao thông càng ngày càng cấp thiết đặt ra. Vì an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Bản tin an toàn giao thông và mục Tôi yêu Việt Nam trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam hôm nào cũng đưa tin thời sự. Biết bao hiểm hoạ đã dự báo trước nhưng thanh niên vẫn luồn lách, đánh võng, hành lang giao thông không đảm bảo, lòng lề đường vi phạm ngày càng nghiêm trọng, tai nạn giao thông khiến cha mất con, vợ mất chồng, chết chóc, bi kịch ngày càng gia tăng. Vì hạnh phúc của chính mình và của cộng đồng, mỗi người khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
  + Muốn thành công trong  học tập, có rất nhiều yếu tố. Nhưng trước hết phải xác định động cơ học tập đúng đắn. Việc học tập toàn diện không chỉ nâng cao kiến thức một cách vững vàng, mà là điều kiện để hoàn thiện nhân cách. Phải nuôi dưỡng ước mơ và những hoài bão để hướng nghiệp chính xác theo khả năng và sở trường học tập. Biết tìm hiểu tư vấn của thầy các thầy cô và của những người đi trước là bạn đã chuẩn bị hành trang bước vững vàng trong tương lai với một quyết tâm đầy bản lĩnh. Như vậy động cơ học tập chính là sự khởi đầu tốt đẹp nuôi dưỡng những ước mơ trở thành hiện thực.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây