1. Những bài ca dao bắt đầu bằng “Thân em...” thường có nội dung gì?
A. Nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.
B. Than thở cho thân phận của người phụ nữ.
C. Bộc lộ khát vọng của người phụ nữ.
D. Cả hai ý A và B.
E. Cả ba ý A, B và C.
2. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
A. Thân em như tâm lụa đào
B. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
C. Thân em như giếng giữa đàng
D. Thân em như củ ấu gai
3. Những hìrh ảnh “tấm lụa đào”, “củ ấu gai” giống nhau ở điểm nào?
A. Đều là những sự vật lấy từ trong cuộc sống đời thường gần gũi.
B. Đều đẹp hoặc có ích cho đời sống.
C. Đều đáng thương.
D. Hai ý A và B
E. Cả ba ý A, B và C.
4. Cụm từ “biết vào tay ai” diễn tả điều gì?
A. Cảnh chợ đông người.
B. Cụộc đời phong phú, đa dạng.
C. Số phận bấp bênh, không thể biết trước của người phụ nữ.
D. Cả ba ý trên.
5. Trong câu “Thân em như củ ấu gai - Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”, sự đối lập giữa “ruột” và “vỏ” có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh đặc điểm của cù âu gai.
B. Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng thân phận thấp hèn
C. Cả hai ý trên.
6. Bài ca “Trèo lên cây khế nửa ngày...” là lời của nhân vật trữ tình nào?
A. Chàng trai đang yêu.
B. cô gái đang yêu.
C. Cả A và B.
7. Sự việc “Trèo lên cây khế nửa ngày” được nói đến có tác dụng gì?
A. Miêu tả một hành động của chàng trai.
B. Đưa đẩy để bắt vần xuống câu dưới.
C. Diễn ta một trạng thái tâm hồn của chàng trai.
D. Hai ý B và C đúng.
E. Cả ba ý A, B và C đều đúng.
8. Những cặp hình ảnh “mặt trăng” - “mặt trời”) “sao Hôm” - “sao Mai” “sao Vượt” - “trăng” giống nhau ở chỗ nào?
A. Đều là những ẩn dụ lấy từ thiên nhiên.
B. Đều chỉ sự cách trở của đôi lứa.
C. Cả hai ý trên.
9. Từ nào dưới dây không nói đúng tâm trạng của chàng trai trong bài ca?
A. Chua xót
B. Tủi buồn
C. Nhớ thương
D. Tin tưởng
10. Bài ca “Khăn thương nhớ ai...” làm theo thể thơ nào dưới đây?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thơ bốn chữ kết hợp với lục bát
11. Bài ca “Khăn thương nhớ ai...” là lời của ai?
A. Chàng trai đang yêu.
B. Cô gái đang yêu.
C. Cả A và B.
12. Hình ảnh nào không xuât hiện trong bài ca “Khăn thương nhớ ai..”?
A. Khăn
B. Đèn
C. Trăng
D. Mắt
13. Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong bài ca “Khăn thương nhớ ai...”?
A. Phép diệp
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Phép đối
14. Bài ca “Khăn thương nhớ ai...” diễn tả tâm trạng gì của cô gái đáng yêu?
A. Nỗi thương nhớ người yêu.
B. Niềm lo âu cho hanh phúc.
C. Cả hai ý trên.
15. Câu ca “Ước gì sông rộng một gang - Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” có nội dung gì?
A. Ước muốn việc giao thông được dễ dàng, thuận tiện.
B. Ước mơ tình yêu không cách trở.
C. Cả hai ý trên.
16. Hình ảnh “sông rộng một gang” sử dụng cách nói nào dưới đây?
A. Tả thực
B. Cường điệu
C. Biểu tượng
17. Cây cầu nào dưới đây không nằm trong hệ thống của những cây cầu còn lại?
A. Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
B. Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc leo, gập ghềnh khó đi.
C. Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang.
Cành trầm lá dọc lá ngang,
Đố người bên ấy bước sang cành trầm.
D. Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Sợ rằng chàng chả đi cầu,
Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em
18. Bài ca “Muối ba năm muối đang còn mặn...” có nội dung gì?
A. Nói về những hương vị món ăn của đồng quê.
B. Diễn tả tình nghĩa đôi lứa mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng chung thủy.
C. Cả hai ý trên.
19. Nội dung chính của hai bài ca dao dưới đây là gì?
Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
A. Tình yêu quê hương
B. Tình yêu thiên nhiên
C. Nghĩa tình chung thủy
D. Cả A, B và C.
20. Câu nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ nói?
A. Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày
B. Đa dạng về ngữ điệu.
C. Có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện bổ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
D. Có sư hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, của các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ
ĐÁP ÁN
1.E |
2.B |
3.D |
4.C |
5.C |
6.A |
7.D |
8.C |
9.D |
10.D |
11.B |
12.C |
13.B |
14.C |
15.B |
16.B |
17.B |
18.B |
19.C |
20.D |