1. Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toàn dẫn voi”, chàng trai không định dẫn con vật nào dưới đây?
A. Voi
B. Trâu
C. Bò
D. Lợn
E. Chuột
2. Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại định dẫn cưới bằng “con chuột béo”?
A. Vì chúng đều là “thú bốn chân”.
B. Vì họ nhà gái kiêng trâu bò.
C. Vì chàng trai nghèo.
D. Cả A, B và C.
3. Cách nói của chàng trai có yếu tố gì hài hước?
A. Lối nói khoa trương, phóng đại.
B. Lối nói giảm dần.
C. Cách nói đối lập
D. Dùng chi tiết hài hước
E. Cả bốn ý trên.
4. Nhà cô gái thách cưới vật gì?
A. Văng bạc
B. Lợn
C. Gà
D. Khoai lang
5. Tại sao nhà cô gái chỉ “thách cưới một nhà khoai lang”?
A. Vì không thích văng bạc.
B. Vì kiêng lợn, gà.
C. Vì thương chàng trai nghèo.
D. Cả ba ý trên.
6. Ý định dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái có thực không?
A. Có
B. Không
7. Lời lẽ cứa chàng trai và cô gái có ý nghĩa gì?
A. Chua chát cho cảnh nghèo
B. Nói cho vui trong cảnh nghèo
C. Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý B và C.
8. Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi 8-12:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi qua vũng lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi mượn chiếc gầu sòng,
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.
8. Trong bài ca dao “Bồng bồng...”, cô gái đưa chồng đi chơi bằng cách nào?
A. Bế chồng
B. Cõng chồng
C. Ẵm chồng
D. Dắt chồng
9. Cô gái đánh rơi chồng ở đâu?
A. Ao
B. Hồ
C. Đầm
D. Vũng
10. Cô gái mượn vật gì để tát nước vớt chồng lên?
A. Gầu
B. Gáo
C. Thau
D. Thùng
11. Tại sao người chồng lại phải ở trong tình cảnh oái oăm như thế?
A. Người chổng bệnh tật, không đi được.
B. Chồng còn trẻ con, không tự đi chơi được.
C. Cả hai ý đều sai.
12. Nghệ thuật nào đã tạo nên chất hài hước cho bài ca dao?
A. Phóng đại
B. Nói giảm
C. So sánh
D. Ẩn dụ
13. Bài ca dao có ý nghĩa gì?
A. Chua xót cho cảnh ngộ của cô gái.
B. Diễn ta tình vợ chồng thắm thiết.
C. Phê phán, châm biếm nạn tảo hôn thời phong kiến.
D. Hai ý A và C
E. Hai ý B và C.
Đọc hai bài ca dao sau và trả lời câu hỏi 14 - 16
Làm trai cho đáng sức trai.
Khom lưng chống gối gánh hai hạt rừng.
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
14. Trong hai bài ca dao trên, tiếng cười được tạo nên bầng thú pháp nghệ thuật nào?
A. Đối lập
B. Cường điệu
C. Cả A và B
15. “Gánh hai hạt vừng” là cách nói:
A. Tả thực
B. Cường điệu
C. Biểu tượng
16. Sự đối lập giữa “đi ngược về xuôi” với “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” là:
A. Đối lập giữa động và tĩnh.
B. Đối lập cái lớn lao với cái nhỏ nhặt, tầm thường.
C. Cả hai ý trên.
17. Trong bài ca dao “Lỗ mũi em mười tám gánh lômg...”, đối tượng phê phán là ai?
A. Người vợ
B. Người chồng
C. Cả hai
18. Trong bài ca dao “Lỗ mũi em mười tám gánh lông..?, tiếng cười được tạo nên bằng thủ pháp nghệ thuật nào?
A. Cường điệu
B. Tương phản
C. Cả A và B
19. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng với ca dao hài hước?
A. Tiếng cười tự trào trong ca dao vui vẻ, hồn nhiên.
B. Tiếng cười châm biếm, phê phán trong ca dao sắc sảo, sâu cay.
C. Ca dao hài hước nói lên sự thông minh, hóm hĩnh và tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động cho dù cuộc sống của họ thời xưa còn nhiều vất vả, lo toan.
D. Ca dao hài hước là những bài học về đối nhân xử thế.
20. Đoan văn mở bài trong văn bản tự sự có nhiệm vụ gì?
A. Giới thiệu câu chuyện.
B. Kể diễn biến của các sự việc, chi tiết.
C. Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cãm xúc của người đọc
D. Cả A, B và C.
ĐÁP ÁN
1.D |
2.C |
3.E |
4.D |
5.C |
6.B |
7.E |
8.B |
9.D |
10.A |
11.B |
12.A |
13.D |
14.C |
15.B |
16.B |
17.A |
18.C |
19.D |
20.A |