Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 08)

Thứ sáu - 17/04/2020 10:38
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
1. Ai là tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?
A. Trần Quang Khải
B. Phạm Ngũ Lão
C. Trần Quốc Tuấn
D. Trương Hán Siêu

2. Bài chơ “Thuật hoài” ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất.
b. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai.
c. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba.

3. Thẻ thơ của bài “Thuật hoài” giông với thể thơ của bài nào dưới đây?
A. Tụng giá hoàn kinh sư
B. Bánh trôi nước
C. Qua đèo ngang
D. Cáo tật thị chúng

4. Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?
A. Tự hào về khí thế và sức mạnh của quân đội thời Trần.
B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh.
C. Tình yêu nước
D. Cả 3 ý trên.

5. “Hoành sóc” có nghĩa là gì?
A. Cầm ngang ngọn giáo
B. Múa giáo
C. Vác giáo
D. Cả A, B và C đều đúng.

6. Câu thơ nào có yếu tố miêu tả?
A. Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
B. Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
C. Nam nhi vị liễu công danh trái
D. Hai câu A và B.

7. Từ nào dưới đây (trong bài thơ) không phải là con vật?
A. sóc
B. tì
C. hổ
D. ngưu

8. Trong những nhận xét dưới đây về câu thơ thứ hai, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai? (khoanh chữ Đ vào cuối câu đúng, choanh chữ S vào cuối câu sai)
A. “Tam quân” là ba người lính, đồng thời cũng có thể là ba đạo quân.
B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tộc.
C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan.
D. Hình ảnh thơ kết hợp giừa hiện thực và lãng mạn.

9. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. giang sơn
B. sơn hà
C. sông núi
D. quốc gia

10. Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện ai?
A. Lưu Bị
B. Tào Tháo
C. Quan Công
D. Gia Cát Lượng

11. Ai là tác giả của bài thơ Cảnh ngày hè?
A. Trần Quốc Tuấn
B. Trần Quang Khải
C. Phạm Ngũ Lão
D. Nguyễn Trãi

12. Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Giữa cuộc kháng chiến chống quân Minh.
B. Khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc thắng lợi.
C. Lúc tác giả đang ra sức giúp vua Lê xây dựng đất nước.
D. Lúc tác giả về quê ẩn dật.

13. Thể thơ của bài thơ Cảnh ngày hè giống với thể thơ của bài nào dưới đây?
A. Tụng giá hoàn kinh sư
B. Bánh trôi nước
C. Qua Đèo Ngang
D. Cáo tật thị chúng

14. Điều đặc biệt trong hình thức thể loại của bài thơ là gì?
A. Số tiếng ở mỗi câu thơ đều khác nhau.
B. Câu thơ đầu chỉ có 6 tiếng.
C. Câu thơ cuối chỉ có 6 tiếng.
D. Hai ý B và C đúng.

15. Nội dung cửa bài thơ là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Tình yêu đời, yêu cuộc sống.
C. Khát vọng về cuộc sông thái bình, hạnh phúc cho nhân dân
D. Cả A, B và C.

16. Động từ nào không diễn tả trạng thái của cảnh trong bài thơ
A. Đùn đùn
B. Giương
C. Phun
D. Đàn

17. Loại cây nào không có trong bài thơ?
A. Hòe
B. Thạch lựu
C. Sen
D. Hồng

18. Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?
A. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
B. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

19. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán - Việt?
A. Hòe lục
B. Thạch lựu
C. Hồng liên
D. Tịch dương

20. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào?
A. Thị giác.
B. Khứu giác
C. Thính giác
D. Cả A, B và C.

ĐÁP ÁN
1.B 2.B 3.B 4.D 5.A
6.D 7.A 8.A-S 9.C 10.D
11.D 12.D 13.C 14.D 15.D
16.D 17.D 18.C 19.A 20.D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây