Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 10)

Thứ bảy - 18/04/2020 10:31
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
1. Ai là tác giả của bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng?
A. Lý Bạch
B. Đỗ Phủ
C. Thôi Hiệu
D. Vương Duy

2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn bát cú.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
D.Thất ngôn trường thiên.

3. Tên riêng nào không xuất hiện trong bài thơ?
A. Lầu Hoàng Hạc
B. Quảng Lăng
C. Vũ Xương
D. Dương Châu
E. Trường Giang

4. Cuộc chia tay diễn ra vào thời gian nào?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.

5. Cảnh trong bài thơ là một khung cảnh:
A. Rực rỡ, tràn đầy sức sống.
B. Lặng lẽ, ảm đạm.
C. Tươi đẹp, huyền ảo.
D. Bình thường.

6. Không gian, thời gian và con người trong hai câu đầu của bài thơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Tương phản
B. Hài hòa
C. Cả hai ý trên.

7. Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Tại sao nhà thơ chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của cố nhân?
A. Vì lúc ấy chỉ có mỗi chiếc thuyền của Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng Trường Giang.
B. Vì tấm lòng nhà thơ đã định hướng cho đôi mắt chỉ dõi theo chiếc thuyền của bạn.
C. Cả hai ý trên.

8. Câu thơ cuối “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” diễn tả điều gì? ,
A. Tả dòng sông Trường Giang rộng lớn.
B. Diễn tả cái nhìn thẫn thờ và tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người đưa tiễn.

9. Hình ảnh “cô phàm viễn ảnh bích không tận” được diễn tả trong trạng thái nào?
A. Động
B. Tĩnh

10. Quan hệ giữa hình ảnh “cô phàm” với hình ảnh “bích không tận” và “Trường Giang thiên tế lưu” là quan hệ gì?
A. Tương phản
B. Hài hòa

11. Câu ca dao nào dưới đây không sử dụng phép ẩn dụ?
A. Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
B. Ai đi đâu đấy hởi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
C. Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
D. Trên trời mây trắng như bông,
Ở dưới cánh đồng bông trăng như mây.
Mấy cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng.


12. Trong những ẩn dụ dưới đây, trường hợp nào không cùng loại với những trường hợp còm lại?
A. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối,
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành.
(Xuân Diệu)
B. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm,
Say người như rượu tối tân hôn.
(Xuân Diệu)
C. Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi.
(Anh Thơ)
D. Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Vũ Đình Liên)

13. Trường hựp nào dưới đây không sử dụng phép hoán dụ?
A. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)
B. Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
C. Sen tàn, cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
D. Bây giờ mận mới hỏi dào:
Vườỉ hồng đã có ai vào hay chưa?
(Ca dao)

14. Câu thơ sau có sử dụng phép tu từ nào:
Giếng nước gốc da nhớ người ra lính.
(Chính Hữu)
A. Ẩn dụ.
B. Hoán dụ.
C. Cả ẩn dụ và hoán dụ.

15. Nối cột A với cột B để có được trình tự đúng của các thao tác chuẩn bị và trình bày một vấn đề:
A B
A. Bước 1
B. Bước 2
C. Bước 3
D. Bước 4
E. Bước 5
1. Lập dàn ý cho bài trình bày
2. Chào hỏi và tự giới thiệu.
3. Trình bày nội dung chính.
4. Chọn vấn đề trình bày.
5. Kết thúc và cảm ơn

16. Việc chọn vấn đề trình bày nên căn cứ vào những yếu tố nào?
A. Đề tài chung.
B. Hiểu biết của bản thân và lượng tư liệu thu thập được về vấn đề.
C. Tính hấp dẫn của vấn đề và sự quan tâm của người nghe.
D. Cả ba ý trên.

17. Để trình bày một vấn đề dạt hiệu quả, cần bảo đảm các yêu cầu nào của giao tiếp khẩu ngữ?
A. Nội dung nói.
B. Âm thanh lời nói.
C. Cử chỉ và điệu bộ.
D. Cả ba ý trên.

18. Câu trích sau tương úrng với phần nào trong quá trình trình bày?
Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề trang phục. Như chúng ta dã biết, nhà trường đã quy định đồng phục của học sinh khi đến trường...
A. Bắt đầu trình bày.
B. Trình bày nội dung chính.
C. Chuyển sang chủ đề khác.
D. Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày

19. Câu trích sau tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày?
Bây giờ chung ta cùng đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Trước tiên, tôi muốn nói...
A. Bắt đầu trình bày.
B. Trình bày nội dung chính.
C. Chuyển sang chủ đề khác.
D. Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày.

20. Câu trích sau tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày?
Chào các bạn. Tôi tên là Nguyễn Văn Nam, bí thư chi đoàn lớp 10A1. Tôi rất hân hạnh được gặp gỡ các bạn để cùng trao đổi về đề tài .
A. Bắt đầu trình bày.
B. Trình bày nội dung chính.
C. Chuyển sang chủ đề khác.
D. Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày.

ĐÁP ÁN
1.A 2.A 3.C 4.A 5.C
6.B 7.B 8.B 9.A 10.A
11.D 12.B 13.D 14.C 15.
16.D 17.D 18.C 19.B 20.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây