1. Ai là tác giả của bài thơ “Cảm xúc mùa thu”?
A. Lý Bạch
B. Đỗ Phủ
C. Thôi Hiệu
D. Vương Duy
2. Bài thơ dược viết theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn bát cú.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
D. Thất ngôn trường thiên.
3. Tên riêng nào không xuất hiện trong bài thơ?
A. Vu sơn
B. Vu giáp
C. Tứ Xuyên
D. Thành Bạch Đế
4. Cảm hứng của bài thơ là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Nỗi nhớ quê hương.
C. Tình yêu đất nước và nhân dân.
D. Hai ý A và B.
E. Hai ý B và C.
5. Cảnh sắc ở hai câu đầu là khung cảnh:
A. Bi thương, tàn tạ.
B. Hoành tráng, dữ dội.
C. Cả A và B đúng.
6. Cảnh sắc ở hai câu thứ ba và thứ tư là khung cảnh:
A. Bi thương, tàn tạ.
B. Hoành tráng, dữ dội.
C. Cả A và B đúng.
7. Hình ảnh rừng phong tiêu điều vì sương móc có ý nghĩa gì?
A. Diễn tả sự độc hại của sương móc.
B. Tả thực cảnh thu u buồn của vùng Vu sơn, Vu giáp.
C. Ngầm diễn tả cảnh đời bị vùi dập đau thương.
D. Hai ý A và B đúng.
E. Hai ý B và C đúng.
8. Câu thơ nào cho biết nhà thơ xa quê đã hai năm?
A. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
B Tái thượng phong vân tiếp địa âm
C. Tùng các lường khai tha nhật lệ
D. Cô chu nhất hộ cố viên tâm
9. Hình ảnh khóm cúc và con thuyền diễn tả điều gì?
A. Hình ảnh cuộc sống gần gũi, quen thuộc.
B. Vẻ đẹp của mùa thu.
C. Nỗi buồn nhớ quê hương.
10. Âm thanh tiếng chày đập áo có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
A. Tả âm thanh đặc trưng của mùa thu Trung Quốc.
B. Gợi nỗi buồn da diết cho người xa quê.
C. Cả hai ý trên.
11. Việc lập kế hoạch cá nhân có tác dụng gì?
A. Giúp mọi người biết được công việc của ta
B. Giúp ta chủ động tiến hành công việc đạt kết quả.
C. Cả hai ý trên.
12. Để lập kế hoạch cá nhân, cần nắm được điều gì?
A. Yêu cầu của công việc.
B. Nội dung công việc.
C. Quỷ thời gian hiện có của bản thân.
D. Cả ba ý trôn.
13. Yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân phải như thế nào?
A. Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành công việc và thời gian để hoàn thành.
B. Lời văn cần ngắn gọn, súc tích dưới dạng các đề mục lớn nhỏ khác nhau.
C. Khi cần thiết có thế kẻ bảng.
D. Cả ba ý trên.
14. Trường hợp nào sau đây cần phải làm kế hoạch cá nhân?
A. Việc tự học hàng tuần.
B. Tham gia một buổi lao động dọn vệ sinh.
C. Đi dự sinh nhật một người bạn.
D. Hai trường hợp A và B.
15. Câu nào dưới đây nói đúng nhất về ý nghĩa của văn thuyết minh?
A. Văn thuyết minh nhằm trình bày chính xác về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
B. Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vân đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
C. Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người và nêu lên ý kiến riêng của người viết.
16. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh?
A. Văn bản giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Văn bản tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du.
C. Văn bản phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
17. Loại văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh?
A. Văn bản trình bày, giới thiệu một tác phẩm.
B. Văn bản trình bày, giới thiệu một di tích lịch sử.
C. Văn bản trình bày, giới thiệu một thắng cảnh.
D. Văn bản trình bày, giới thiệu một phương pháp.
E. Văn bản thiên về miÊu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.
F. Tất cả các loại văn bản trên.
18. Kết câu của văn bản là gì?
A. Là quan hệ giữa các đoạn trong văn bản.
B. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
C. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề chung của văn bản.
19. Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
B. Kết cấu theo trình tự không gian.
C. Kết cấu theo trình tự nguyên nhân - kết quả.
D. Kết cấu theo trình tự logíc.
E. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.
20. Nối cột A và cột B để có được các hình thức kết câu của văn bản thuyết minh:
A |
B |
A. Kết cấu theo trình tự thời gian.
B. Kết cấu theo trình tự không gian
C. Kết cấu theo trình tự logic
D. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp. |
1. Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau.
2. Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
3. Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó.
4. Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. |
ĐÁP ÁN
1.B |
2.B |
3.C |
4.A |
5.A |
6.B |
7.E |
8.C |
9.C |
10.C |
11.B |
12.D |
13.D |
14.D |
15.B |
16.A |
17. |
18.C |
19.C |
20. |