Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10 (Đề 13)

Thứ bảy - 18/04/2020 10:35
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Có đáp án
1. Tác giả “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” là ai?
A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Dữ
D. Nguyễn Trường Tộ

2. “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm ra đời vào thế kỉ:
A. XIII
B. XIV
C. XV
D. XVI

3. Tên tác phẩm “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là:
A. Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
B. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
C. Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ được lưu truyền.
D. Tập sách ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

4. Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”. Trong truyện, tính cách này không được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây?
A. Sự tức giận trước việc tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
B. Thái độ khiếp sợ trước những lời đe dọa của bọn quỷ Dạ Xoa nanh báo
C. Thái độ bất khuất cứng cỏi trước Diêm Vương đầy quyền lực.
D. Sự gan dạ trước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.

5. Trong các việc lằm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại cho dân?
A. Đánh bọn quỷ Dạ Xoa.
B. Đốt đền của một tên hung thần vốn là một tướng giặc xâm lược.
C. Chống lại Diêm Vương.
D. Cả A, B, C đều sai.

6. Nét đặc sắc nổi bật nhất về nghệ thuật của “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” là:
A. Lập luận chặt chẽ, sắc sao.
B. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
C. Truyện được xây dựng giàu kịch tinh, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
D. Cốt truyện rõ ràng, giọng văn lôi cuốn.

7. “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Trường đỏan cú
D. Song thất lục bát

8. Bản dịch “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Lục bát biến thể

9. Chinh phụ ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

10. Qua đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nào?
A. Tả nội tâm qua ngoại hình, qua hành động.
B. Tả ngoại cảnh, miêu tả các hành động.
C. Độc thoại nội tâm, đối thoại.
D. Cả A và B đều đúng.

11. Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
A. Thanh Hiên
B. Ức Trai
C. Tố Như
D. Cả A, B, C đều sai

12. Tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du là.
A. Thanh Hiên thi tập
B. Đoạn trường tân thanh
C. Văn tế thập loại chúng sinh
D. Cả A, B, C đều đúng

13. Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
A. Nam trung tạp ngâm
B. Bắc hành tạp lục
C. Thanh Hiên thi tập
D. Đoạn trường tân thanh

14. Kỉ vật của Kiều trao cho Vân là:
A. Chiếc thoa
B. Tờ mây
C. Chiếc vành
D. Cả B và C đều đúng.

15. Từ “mệnh bạc” trong câu thở “Xót người mệnh bạc ất lòng chẳng quên” có nghĩa là gì?
A. Không may mắn
B. Số mệnh bất hạnh
C. Người đã chết
D. Cả B, C, đều đúng

16. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Trong đoạn thơ trên, có sự đối lập giữa:
A. Quá khứ và hiện tại của Thúy Kiều
B. Quá khứ và tương lai của Thúy Kiều
C. Hiện tại và tương lai của Thúy Kiều

17. Câu nào nói đúng về các cụm từ “bướm lả ong lơi”, “lá gió càn h chín”, “sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”?
A. Đây là những hình ảnh tả thực, miêu tả tỉ mỉ cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh.
B. Đây là những cách nói ước lệ, sử dụng điển cổ, điển tích, diễn tả cuộc sống trăng gió cùng với sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi ở lầu xanh.

18. Trong câu thơ “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”, chữ “mình” nào chỉ thân phận hiện tại của Thúy Kiều?
A. Chữ “mình” thứ nhất
B. Chữ “mình” thứ hai
C. Chữ “mình” thứ ba

19. Từ “trượng phu” trong câu “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” có nghĩa là gì?
A. Người đàn ông tốt bụng
B. Người dàn ông tài cao học rộng
C. Người đàn ông nghĩa hiệp
D. Người đàn ông có tài năng xuất chúng

20. Cụm từ “mặt phi thường” trong câu thơ “Làm cho rõ mặt phi thường” hàm nghĩa:
A. Ca ngợi tài năng xuất chúng hơn người của Từ Hải
B. Cách nói thể hiện sự trân trọng kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
C. Cách nói thiếu tôn trọng của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
D. Cả A và B đều đúng.

ĐÁP ÁN
1.C 2.D 3.D 4.B 5.B
6.C 7.C 8.C 9.A 10.D
11.C 12.A 13.D 14.D 15.D
16.A 17.B 18.C 19.D 20.D

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây