Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

Thứ hai - 17/02/2020 11:43
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ. Có đáp án.
1. Hoạt động văn hoá văn nghệ của Nguyễn Đình Thi rất đa dạng và phong phú, thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động nào sau đây không có đối với ông trong cuộc đời nghệ sĩ?
A. Làm thơ.
B. Viết văn (tiểu thuyết, truyện ngắn)
C. Viết tuồng, đạo diễn tuồng.
D. Viết kịch
E. Sáng tác ca khúc. 
F. Viết lý luận phê bình văn học

2. Bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi sử dụng phương thức biểu
A. Biểu cảm
B. Tự sự.
C. Miêu tả
D. Nghị luận (bình luận văn chương).
E. Thuyết minh.

3. Hãy chỉ ra những luận điểm mà tác giả nêu lên trong bài “Tiếng nói của văn nghệ”.
A. Nội dung phản ánh, cách thể hiện của văn nghệ.
B. Sức mạnh lớn lao, kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
C. Cả A và B

4. Đoạn văn sau đây nói lên sự kì diệu gì của văn nghệ và nghệ sĩ?
Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiến tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”.
A. Tác phẩm lớn tỏa sáng tâm hồn độc giả, làm biến đổi tâm hồn, cách nhìn, cách sống của độc giả.
B. Những nghệ sĩ lớn đem tới cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn.
C. Cả A và B.

5. Đoạn văn sau đây nói lên điều gì?
Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tăm tối, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo bằng một cáu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một vở chèo. Cáu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười há dạ hay rỏ giấu giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống”.
A. Những người đàn bà nhà quê thích ca hát, thích xem chèo.
B. Những người dân quê lam lũ yêu thích văn nghệ.
c. Văn nghệ đã cảm hóa, đã hồi sinh những cuộc đời tối tăm cực nhọc.
D. Văn nghệ đem lại sự sống cho tâm hồn con người, gửi lại cuộc đời sự sống.
E. Có cả B, C, D.

6. Đoạn văn dưới đày nói lên điều gì?
Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động, cuộc đời sản xuất, cuộc đời làm lụng hằng ngày, giữa thiên nhiên và những người làm lụng khác. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chủng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xíu , ấy là chiến khu chính của văn nghệ”.
A. Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hổn con người với cuộc sống... 
B. Chỗ đứng của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong thiên nhiên và xã hội.
C. Đời sống tâm hồn là “chiến khu” của văn nghệ.
D. Cả A, B và C.

7. Theo Nguyễn Đình Thi thì tư tưởng trong văn nghệ được thể hiện như thế nào?
A. Tư tưởng trong văn nghệ nảy ra và thấm trong tất cả cuộc sống.
B. Tư tưởng trong văn nghệ “không bao giờ là tri thức trừu tượng một mình trên cao”.
C. Tư tưởng trong văn nghệ không lộ liễu và khô khan.
D. Tư tưởng trong văn nghệ là “một tư tưởng náu mình, yên lặng”.
E. Có tất cả A, B, C, D.

8. Theo Nguyễn Đình Thi thì sức mạnh lớn lao kì diệu của văn nghệ là gì?
A. Nghệ thuật làm sống dậy trong lòng chúng ta những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp.
B. Nghệ thuật khơi dậy, “đốt lửa trong lòng chúng ta” giục giã chúng ta lên đường.
C. Nghệ thuật tạo sự sống cho tâm hồn con người, mở rộng khả năng của tâm hồn.
D. Nghệ thuật giải phóng con người, xây dựng con người.
E. Nghệ thuật còn xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
F. Có tất cả A, B, C, D, E.

9. Đọc đoạn văn sau và cho biết tác giả bài “Tiếng nói của văn nghệ” đã dùng biện pháp tu từ gì để làm nổi bật sức mạnh lớn lao, kì diệu của văn nghệ?
Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và cảm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng của cuộc sống, của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”.
A. Nhân hoá.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.

10. Định nghĩa về khởi ngữ. Và cho biết các ví dụ sau đây đúng hay sai?
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví du:
+ Quyển sách “Con đường phát minh” này, mình đã đọc rồi.
+ Những kỉ niệm đẹp thời cắp sách, chúng ta không bao giờ quên.
+ Việc khó khăn ấy, cả lớp nên bàn kĩ và hỏi ý kiến thầy cô giáo.
A. Sai
B. Đúng 

11. Trong những ví dụ sau đây, ví dụ nào không có khởi ngữ?
A. Đối với các loài chim, ta không nên bắn giết.
B. Chuyện cũ ấy, chúng mình đừng nhắc đến nữa mà thêm phiền lòng.
C. Đi câu cá, tớ rất thích; đá bóng, tớ cũng rất ham.
D. Học hành phải chuyên cần và chịu khó mới tiến bộ được.

12. Thành phần biệt lập là gì?
A. Là thành phần đứng đầu câu.
B. Là thành phần tách rời, biệt lập ra.
C. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

13. Những thành phần biệt lập sau đúng hay sai? Đã đủ chưa?
- Thành phần cảm thán
- Thành phần tình thái
- Thành phần gọi - đáp
- Thành phần phụ chú
A. Đủ và đúng.
B. Đúng nhưng thiếu.
C. Đúng nhưng thừa.
D. Sai.

14. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không có thành phần tình thái?
A. Nhiều mây đấy, nhưng chưa chắc trời mưa.
B. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
C. Hình như ta sắp đánh lớn.
D. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về.

15. Trong các từ “trắng” được nói đến ở những vần thơ sau, từ “trắng” nào là nghĩa chuyển, mang hàm ý?
A. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
B. Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang.
(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
C. Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non
- (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

16. Trong các câu sau, câu nào không có thành phần cảm thán?
A. Ồ kìa, Hai con hạc trắng bay vê Bồng Lai! (Thế Lữ)
B. Ui chao, trời mưa đường trơn tệ!
c. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong hoài mong mãi rứa!
D. Vừa xong bài thì trống trường cũng rung lên. 

17. Trong hai câu thơ sau đây, từ ngữ được gạch chân có đúng là thành phần khởi ngữ không?
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
(Xuân về - Nguyễn Bính)
A. Đúng
B. Không đúng

18. Hai chữ “tưởng như” được in nghiêng trong đoạn văn sau đây là thành phần gì của câu?
- “Chưa năm nào có một vụ mùa bội thu như thế. Giống lúa mới cho năng suất cao làm thay đổi hẳn bộ mặt xóm thôn sau mùa gặt. Những đống rơm vàng hươm chất cao. Thóc mẩy vàng óng phơi đầy sân, chất đầy nhà. Tiếng cười nói rộn ràng. Lại có thêm nhiều xe máy, ti vi. Nhà ngói nối tiếp nhau mọc lên. Mỗi buổi sáng thức dậy, vác cuốc thăm đồng, Liên tưởng như mình đang sống trong mơ, lòng lâng lâng vui sướng. Hai đứa con chị, thằng Hùng và con Loan đã lên lớp Hai, lớp Ba rồi. Chồng chị, anh Quang, bộ đội Trường Sa mới gửi thư về chiều qua...”.
(Trích truyện Sau mùa gặt - Lê Thu Hiền)
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần tình thái.

19. Cụm từ được ghạch chân trong đoạn thơ sau là thành phần gì của câu?
Quê hương ơi!, Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương”.
(Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần tình thái.

20. Hai tiếng “hình như” được in nghiêng trong câu văn sau đây là thành phần gì của câu?
- “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”...
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần tình thái.

ĐÁP ÁN BÀI SỐ 19
1 2 3 4 5
C D C C E
6 7 8 9 10
D E F C B
11 12 13 14 15
D C A D C
16 17 18 19 20
D A B A B

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây