Ngữ văn nâng cao 9: Các thành phần biệt lập

Thứ hai - 17/02/2020 11:35
Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Đó là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu.
1. Thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Đó là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu.
ví dụ:
- Mây đã kéo đen kịt một góc trời, có thể trời sắp mưa to.
- Đại bác nổ rền và kéo dài phía Vĩnh Yên. Chắc chắn chiến dịch Trung du đã mở màn.
- Ồ..., đội bóng lớp mình liên tiếp vây hãm khung thành đội bóng 9c. Nhất định quân ta sẽ thắng !

2. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
Ví dụ:
- “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ann: đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”...
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
- “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được”...
(Làng - Kim Lân)

3. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (như vui, buồn, mừng, giận...).
Ví dụ:
a. “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”...
(“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)

 
b. ... “Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gán.
Ngẩng đầu lén: trong sáng tuyệt trần
Tháng Tám mùa thu xanh thắm
Mây nhởn nhơ bay
Hôm nay ngày đẹp lắm !
Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam Dán chủ Cộng hòa
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám
Trên đường ta về lại Thủ đô
Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ !
Mẹ ơi! Lau nước mắt
Làng ta giặc chạy rồi!
Tre làng ta lại mọc
Chuối vườn ta xanh chồi
Trâu ta ra bãi ra đồi
Đồng ta lại hát hơn mười nám xưa...
Các em ơi, đã học chưa ?
Các anh dựng cho em trường mới nữa.
Chúng nó chẳng còn mong dội lửa
Trường của em dửng giữa đồi quang
Tiếng các em thánh thót quanh làng”...
                                                                                 (Ta đi tới –Tố Hữu)

c. - “Chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh thật hết chỗ trữ tình... Ngồi trên núi cao mùa thu, nhìn ra sóng núi tứ bề, cứ thấy nhớ biển, nghĩ về bờ biển. Lũng Cú cao hơn mặt biển khoảng hai ngàn thước và nằm ở vĩ tuyến 23 độ lẻ 22 phút... Ở đây chim họa mi rất nhiều, có ngày bắt giỏi được hàng mấy trăm con...”.
                                                              (Mõm Lũng Cú tột Bắc - Nguyễn Tuân) 
 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây