Ngữ văn nâng cao 9: Tổng kết văn học (Văn học Việt Nam)

Thứ hai - 02/03/2020 10:07
Biết kể lại một số truyện dân gian. Học thuộc lòng, giải thích được những câu tục ngữ, phân tích được những bài ca dao đã học.

I. Văn học dân gian
Ôn luyện truyện dân gian, tục ngữ, ca dao,... đã học ở chương trình Ngữ ván 6, Ngữ văn 7.
Biết kể lại một số truyện dân gian. Học thuộc lòng, giải thích được những câu tục ngữ, phân tích được những bài ca dao đã học.
Ví dụ:
- Giải thích hai câu tục ngữ:
+ Uống nước nhớ nguồn;
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Cảm nhận về bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.
- Kể lại Truyện Thạch Sanh và nói lên cảm nghĩ của em.

II. Văn học trung đại viết bàng chữ Hán và chữ Nôm
1. Về văn
- Truyện trung đại viết bằng chữ Hán: Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Chuyện người con gái Nam Xương, giàu chất giáo huấn, nêu cao tình người, thấm đượm triết lí nhân nghĩa, tình tiết hư ảo, truyền kì.

- Truyện trung đại viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên là những kiệt tác về thơ lục bát, giàu giá trị nhân đạo.

- Những tác phẩm như: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Hoàng Lê nhất thống chí là những áng cổ văn thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lập tự cường của đất nước và con người Đại Việt.

2. Về thơ
- Thơ chữ Hán thời Lý - Trần - Lê: Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên Trường vãn vọng, Côn Sơn ca,... rất hàm súc, cổ điển, đó là những bài ca yêu nước tự hào, phần lớn viết theo thể thơ Đường luật.

- Thơ chữ Nôm: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương,... đánh dấu một bước phát triển mới ở tầm cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc, giàu tính nhân dân, rất hàm súc, tinh luyện.

Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, nền văn học nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, sâu sắc, có nhiều kiệt tác, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo đã tạo nên bản sắc và giá trị của văn học trung đại Việt Nam. 

III. Thơ văn hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ
- Đầu thế kỉ XX, nhất là từ năm 1930 trở đi, thơ văn xuôi Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, ngày một hiện đại. Thơ mới, văn xuôi hiện thực phê phán 1930- 1945 có nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ, văn ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã kết tinh rực rỡ tinh hoa và khí phách dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.

Cùng với sự đổi mới của đất nước về kinh tế, văn hóa,... thơ, văn nước nhà ngày một hiện đại và phát triển sâu sắc có nhiều thành tựu tốt đẹp.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây