1. Tác giả vở kịch “Tôi và chúng ta” là Lưu Quang Vũ. Ông vừa là nhà viết kịch vừa là nhà thơ?
A. Đúng.
B. Sai.
2. Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời trong giai đoạn nào của Cách mạng Việt Nam?
A. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, thời kì xây dựng CNXH trên miền Bắc.
B. Trong những năm chống Mĩ cứu nước.
C. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất.
D. Thời kì đất nước đổi mới (những năm 90 của thế kỉ XX).
3. Vở kịch “Tôi và chúng ta” nói về điều gì và sự xung đột giữa cái gì với cái gì?
A. Xung đột giữa cơ chế quan liêu bao cân với yêu cầu đổi mới để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân.
B. Xung đột giữa cán bộ bảo thủ với lớp cán bộ trẻ cấp tiến.
C. Cả A và B.
4. Những nhân vật nào đại diện cho cơ chế quan liêu bao càp được nói đến trong hồi kịch này?
A. Nguyễn Chính, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thắng Lợi.
B. Trưởng phòng Tổ chức lao động.
C. Bà Trưởng phòng Tài vụ.
D. Quản đốc Trương.
E. Tất cả A, B, C, D.
5. Những nhân vật nào đại diện cho cán bộ công nhân cấp tiến, muôn phá bỏ cơ chế cũ lạc hậu để phát triển sản xuất và nàng cao đời sống cán bộ, công nhân?
A. Hoàng Việt, Giám đốc.
B. Lê Sơn, kĩ sư.
C. Ông Quých, bà Bộng, công nhân..
D. Tất cả A, B, C.
6. Câu nói sau đây của Giám đốc Hoàng Việt có ý nghĩa gì?
“Cái dở lâu nay của chúng ta là: người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Xã hội chủ nghĩa gì mà lại lạ thế? Không, từ nay ai càng làm được nhiều sản phẩm sẽ phải được hưởng lương càng cao hơn, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền, đó sẽ là nguyên tắc của xí nghiệp chúng ta!”
A. Phê phán cái vô lí của cơ chế quan liêu bao cấp.
B. Phê phán cái lạc hậu, cũ kĩ, xơ cứng của cơ chế quan liêu bao cấp.
C. Phê phán sự bất công của cơ chế quan liêu bao cấp.
D. Tất cả A, B, C.
7. Câu nói sau đây của kĩ sư Lê Sơn đã chỉ rõ Phó giám đốc Nguyền Chính là một con người như thế nào?
- “(nói với Việt) - Anh vội vã quá! Anh đã đánh giá thấp đồng chí Phó giám đốc của chúng ta! Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời Giám dốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có còn đủ năm ngón không? So với hắn ta, anh chỉ là cừu non. Từ nay Chính sẽ không can ngăn anh nữa đâu, hắn sẽ để mặc anh dấn sâu vào các sự việc rồi hắn mới ra tay. Hắn sẽ có chỗ có nơi dể làm việc đó... Anh không sợ à?”
A. Nguyễn Chính là chuyên gia lật đổ.
B. Nguyễn Chính là kẻ ném đá giấu tay, rất ghê gớm.
C. Nguyễn Chính vừa bảo thủ vừa độc ác.
D. Nguyễn Chính là một kẻ thâm hiểm.
8. Chữ “hắn” trong lời nói của Lê Sơn là từ loại gì? Từ “hắn” đã biểu thị thái độ gì của kĩ sư Lê Sơn đối với Phó giám đốc Nguyễn Chính?
A. “Hắn” là đại từ nhân xưng.
B. “Hắn” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba.
C. “Hắn” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ “hắn” biểu thị thái độ khinh bỉ và ghê tởm của kĩ sư Lê Sơn đối với Phó giám đốc Nguyễn Chính.
9. Câu của Lê Sơn nói vói Hoàng Việt, các tên như: “kị mã Xan-chô”, “Đông Ki-sốt”, “Cái cối xay gió” là nghĩa tường minh hay hàm ý?
“Ông Đông Ki-sốt! Khổ thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thê’ thiếu được Đông Ki-sốt. Này, nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chủng ta ăn đòn nhừ từ đấy!”
A. Nghĩa tường minh.
B. Hàm ý.
10. Theo ý em thì “các cối xay gió” trong ngữ cảnh này chì những ai?
A. Bộ máy quan liêu của cơ chế bao cấp lạc hậu, cũ kĩ.
B. Là Nguyễn Chính, Quản đốc Trương, bà Trưởng phòng Tài vụ, Trưởng phòng tổ chức lao động, v.v...
C. Cả A và B.
11. Cụm từ “ở xí nghiệp ta” là thành phần gì trong câu văn sau dây?
“Ở xí nghiệp ta, chức Quản đốc phân xưởng là thừa, từ nay xí nghiệp sẽ không có chức Quản đốc phân xưởng nữa”.
A. Thành phần hỏi - đáp.
B. Thành phần tình thái.
C. Thành phần trạng ngữ,
D. Thành phần cảm thán.
12. Câu “Chỉ e khi làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại... no đồn” là câu đơn hay câu ghép? Nêu là càu ghép thì có quan hệ từ không?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép có 2 vế câu; từ “còn” là quan hệ từ nối hai vế câu ghép.
13. Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Muốn tăng sản xuất phải đầu tư. Khâu cần đầu tư trước tiên là con người. Đến cái mây cũng phải có nhiên liệu nó mới làm việc được, (với mọi người) Và phải làm ra trò!
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Nghị luân.
D. Biểu cảm.
14. Những từ được gạch chân trong hai câu văn sau đây thuộc từ loại nào?
Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chồ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ, mong anh thông cảm và hiểu cho tôi.
A. Phó từ.
B. Động từ.
C. Danh từ.
D. Tính từ.
15. Bốn tác phẩm văn học thời trung đại sau đày thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước chống xâm lăng, nêu cao ý chí tự lập tự cường của dân tộc ta. Đúng hay sai?
- Nam quốc sơn hà - Hịch tướng sĩ
- Bình Ngô đại cáo - Hoàng Lê nhất thống chí
A. Đúng.
B. Sai.
16. Hai truyện thơ viết bằng thơ lục bát thuộc thơ văn trung đại giàu giá trị hiện thực và chứa chan tinh thần nhàn đạo đã được học là hai tác phẩm nào?
- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
A. Đúng.
B. Sai.
17. Bài văn nào nói đến việc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long năm 1010?
- “Chiếu dời đô” của Lý Công uẩn (vua Lý Thái Tổ).
A. Đúng.
B. Sai.
18. Trong các bài thơ sau đây, bài thơ nào không viết theo thể thơ năm chữ?
A. Ánh trăng (Nguyễn Duy).
B. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
C. Sang thu (Hữu Thỉnh).
D. Nói với con (Y Phương).
19. Bài thơ nào trong số các bài thơ sau đây được viết theo thể thơ thất ngôn?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
B. Viếng Lăng Bác (Viễn Phương).
C. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
D. Con cò (Chế Lan Viên).
20. Các bài thơ sau đây được viết bằng thể thơ gì?
- Đồng chí (Chính Hữu).
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
- Nói với con (Y Phương).
A. Thơ tự do.
B. Thơ lục bát.
C. Thơ tám chữ.
D. Thơ thất ngôn.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
C |
E |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
C |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
C |
B |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
D |
C |
A |