Bài 5: Phép cộng và phép nhân
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 15: Điền vào chỗ trống:
a | 12 | 21 | 1 | |
b | 5 | 0 | 48 | 15 |
a + b | | | | |
a . b | | | | 0 |
| (1) | (2) | (3) | (4) |
Lời giải
- Ở cột (1) ta có a = 12, b = 5 nên a + b = 12+ 5 = 17 và a . b = 12.5 = 60
- Ở cột (2) ta có a = 21, b = 0 nên a + b = 21 + 0 = 21 và a . b = 21.0 = 0
- Ở cột (3) ta có a = 1, b = 48 nên a + b = 1 + 48 = 49 và a . b = 1.48 = 48
- Ở cột (4) ta có b = 15, a . b = 0 nên a = 0: 15 = 0 và a + b = 0 + 15 = 15
Ta có bảng:
a | 12 | 21 | 1 | 0 |
b | 5 | 0 | 48 | 15 |
a + b | 17 | 21 | 49 | 15 |
a . b | 60 | | 0 | 48 | 0 |
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 15: Điền vào chỗ trống:
a) Tích của một số với 0 thì bằng …
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng …
Lời giải
a) Tích của một số với 0 thì bằng 0.
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
Bài 26 (trang 16 sgk Toán 6 Tập 1): Cho các số liệu về quãng đường bộ:
Hà Nội – Vĩnh Yên : 54km
Vĩnh Yên – Việt Trì : 19km
Việt Trì – Yên Bái : 82km
Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.
Lời giải:
Ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái và đi qua Vĩnh Yên, Việt Trì nên ta có: :
(HN – YB) = (HN – VY) + (VY – VT) + (VT – YB)
= 54 + 19 + 82 = 73 + 82 = 155 (km)
(Trong đó: (HN – YB) là quãng đường Hà Nội – Yên Bái) :
(HN – VY) là quãng đường Hà Nội – Vĩnh Yên. :
(VY – VT) là quãng đường Vĩnh Yên – Việt Trì :
(VT – YB) là quãng đường Việt Trì – Yên Bái). :
Bài 27 (trang 16 sgk Toán 6 Tập 1): Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:
a) 86 + 357 + 14 ; b) 72 + 69 + 128
c) 25.5.4.27.2 ; d) 28.64 + 28.36
Lời giải:
a) 86 +357 + 14 = (86 +14) + 357 = 100 + 357 = 457.
b) 72 + 69 + 128 = (72 +128) + 69 = 200 + 69 = 269
c) 25.5.4.27.2 = (25.4).(5.2).27 = 100.10.27 = 27000
d) 28.64 + 28.36 = 28.(64+36) =28.100 =2800.
Kiến thức áp dụng
+ Tính chất phép cộng:
a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c)
= (a + c) + b = b + (a + c).
+ Tính chất phép nhân:
a.b.c = (a.b).c = a.(b.c) = (a.c).b = b.(a.c).
+ Tính chất phân phối của phép cộng và phép nhân:
a.(b + c) = a.b + a.c
Bài 28 (trang 16 sgk Toán 6 Tập 1): Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia mặt đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?
Hình 12
Lời giải:
Các số ở nửa mặt trên đồng hồ gồm: 10, 11, 12, 1, 2, 3. Tổng của chúng bằng:
10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = (10 + 3) + (11 + 2) + (12 + 1) = 13 + 13 + 13 = 3.13 = 39.
Các số ở nửa mặt dưới đồng hồ gồm: 4, 5, 6, 7, 8, 9. Tổng của chúng bằng:
4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = (4+9) + (5+8) + (6+7) = 13 + 13 + 13 = 3.13 = 39.
Nhận xét: Khi cộng một dãy số gồm nhiều số, ta có thể nhóm các số thành cách nhóm thích hợp để thuận lợi cho việc tính toán.
Bài 29 (trang 17 sgk Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:
Số thứ tự | Loại hàng | Số lượng (quyển) | Giá đơn vị (đồng) | Tổng số tiền (đồng) |
1 | Vở loại 1 | 35 | 2000 | ... |
2 | Vở loại 2 | 42 | 1500 | ... |
3 | Vở loại 3 | 38 | 1200 | ... |
Cộng: | ... |
Lời giải:
Số thứ tự | Loại hàng | Số lượng (quyển) | Giá đơn vị (đồng) | Tổng số tiền (đồng) |
1 | Vở loại 1 | 35 | 2000 | 70000 |
2 | Vở loại 2 | 42 | 1500 | 63000 |
3 | Vở loại 3 | 38 | 1200 | 45600 |
Cộng: | 178600 |
Số tiền vở loại 1 là 35.2000 = 70 000 (đồng)
Điển vào chỗ trống dòng thứ nhất 70 000
Số tiền vở loại 2 là 42.1500 = 63 000 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ hai 63 000
Số tiền vở loại 3 là 38.1200 = 45 000 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ ba 45 600
Tổng số tiền cần trả là: 70 000 + 63 000 + 45 600 = 178 600 (đồng)
Điền vào chỗ trống dòng thứ tư là 178 600.
Bài 30 (trang 17 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x - 34).15 = 0; b) 18.(x - 16) = 18
Lời giải:
a) Một tích bằng 0 chỉ khi có ít nhất một thừa số bằng 0.
(x – 34).15 = 0
x – 34 = 0 (vì 15 > 0)
x = 34.
b)
18.(x – 16) = 18
x – 16 = 18 : 18
x – 16 = 1
x = 1 + 16
x = 17.
Kiến thức áp dụng
+ Muốn tìm thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
+ Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
<<XEM MỤC LỤC