Bài 7: Phép trừ hai số nguyên
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 81: Hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối:
a) 3 – 1 = 3 + (-1)
3 – 2 = 3 + (-2)
3 – 3 = 3 + (-3)
3 – 4 = ?
3 – 5 = ?
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
2 – 1 = 2 + (-1)
2 – 0 = 2 + 0
2 – (-1) = ?
2 – (-2) = ?
Lời giải
a) 3 – 4 = 3 + (- 4)
3 – 5 = 3 + ( -5)
b) 2 – (-1) = 2 + 1
2 – (-2) = 2 + 2
Bài 47 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:
2 - 7; 1 - (-2); (-3) - 4; (-3) – (-4)
Lời giải:
Số đối của 7 là –7: 2 – 7 = 2 + (–7) = – (7 – 2) = –5.
Số đối của –2 là 2: 1 – (–2) = 1 + 2 = 3.
Số đối của 4 là (–4): (–3) – 4 = (–3) + (–4) = – (3 + 4) = –7.
Số đối của –4 là 4: (–3) – (–4) = (–3) + 4 = 4 – 3 = 1.
Kiến thức áp dụng
Để trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (–b)
Bài 48 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1):
0 - 7 = ?; 7 - 0 = ?; a - 0 = ?; 0 - a = ?
Lời giải:
0 – 7 = 0 + (–7) = –7;
7 – 0 = 7 + 0 = 7;
a – 0 = a + 0 = a;
0 – a = 0 + (–a) = –a.
Bài 49 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Điền số thích hợp vào ô trống:
Lời giải:
a và –a là số đối của nhau.
Số đối của –15 là 15;
Số đối của –2 là 2;
Số đối của 0 là 0;
Số đối của –(–3) là –3.
a | -15 | 2 | 0 | -3 |
-a | 15 | -2 | 0 | -(-3) |
Bài 50 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Đố: Dùng các số 2, 9 và phép toán "+", "-" điền vào các ô trống trong bảng sau đây để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần.
Lời giải
Với bài này, các bạn chỉ cần lưu ý là thứ tự thực hiện phép tính là: nhân và chia trước, cộng và trừ sau.
<<XEM MỤC LỤC