Bài 6: Phép trừ và phép chia
Luyện tập 1 (trang 24-25)
Bài 47 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x - 35) – 120 = 0;
b) 124 + (118 – x ) = 217
c) 156 – (x + 61) = 82
Lời giải:
a)
(x – 35) – 120 = 0
x – 35 = 120
x = 120 + 35
x = 155.
b)
124 + (118 – x ) = 217
118 – x = 217 – 124
118 – x = 93
x = 118 – 93
x = 25.
c)
156 – ( x + 61) = 82
x + 61 = 156 – 82
x + 61 = 74
x = 74 – 61
x = 13.
Bài 48 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tính nhẩm bằng cách thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp.
Ví dụ: 57 + 96 = (57 - 4) + (96 + 4) = 53 + 100 = 153
Hãy tính nhẩm: 35 + 98; 46 + 29
Lời giải:
a) 35 + 98 = (35 – 2 ) + (98 + 2 ) (thêm bớt 2 đơn vị)
= 33 + 100 = 133.
b) 46 + 29 = ( 46 – 1 ) + (29 + 1) (thêm bớt 1 đơn vị)
= 45 + 30 = 75.
hoặc 46 + 29 = (46 + 4) + (26 – 4) (thêm bớt 4 đơn vị)
= 50 + 25 = 75.
Ghi chú: Tìm số thêm (hoặc bớt) vào một số hạng của tổng để có một số hạng trở thành số tròn chục hoặc tròn trăm…….
Bài 49 (trang 24 sgk Toán 6 Tập 1): Tính nhẩm bằng cách thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số thích hợp:
Ví dụ: 135 - 98 = (135 + 2) – (98 + 2) = 137 - 100 = 37
Hãy tính nhẩm: 321 - 96; 1354 – 997
Lời giải:
a) 321 – 96
= (321 + 4) – (96 + 4) (thêm vào cả số trừ và số bị trừ 4 đơn vị)
= 325 – 100 = 225.
b) 1354 – 997
= (1354 + 3) – (997 + 3) (thêm vào cả số trừ và số bị trừ 3 đơn vị)
= 1357 – 1000 = 357
Kiến thức áp dụng
Nhắc lại : Khi thêm vào cả số trừ và số bị trừ cùng một số thì hiệu không đổi.
(a + m) – (b + m) = a – b.
Bài 50 (trang 24-25 sgk Toán 6 Tập 1): Sử dụng máy tính bỏ túi:
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
425 - 257; 91 - 56; 82 - 56; 73 - 56; 652 - 46 - 46 - 46
Lời giải
Kết quả:
425 - 257 = 168
91 - 56 = 35
82 - 56 = 26
73 - 56 = 17
652 - 46 - 46 - 46 = 514
Cách bấm máy tính:
Bài 51 (trang 25 sgk Toán 6 Tập 1): Đố: Điền số thích hợp vào ô vuông ở hình bên sao cho tổng các số ở mỗi dòng, ở mỗi cột, ở mỗi đường chéo đều bằng nhau.
(a) | (b) | 2 |
(c) | 5 | (d) |
8 | (e) | 6 |
Lời giải
Tổng của đường chéo thứ nhất là 8 + 2 + 5 = 15.
Do đó ta phải điền các số sao cho tổng mỗi dòng, mỗi cột đều bằng 15.
Ở cột thứ 3 : 2 + (d) + 6 = 15 ⇒ (d) = 15 – 2 – 6 = 7.
Ở dòng thứ 2: (c) + 5 + (d) = 15 ⇒ (c) = 15 – 5 – (d) = 15 – 5 – 7 = 3.
Ở dòng thứ 3: 8 + (e) + 6 = 15 ⇒ (e) = 15 – 8 – 6 = 1.
Ở cột thứ 1: (a) + (c) + 8 = 15 ⇒ (a) = 15 – 8 – c = 15 – 8 – 3 = 4.
Ở cột thứ 2: (b) + 5 + (e) = 15 ⇒ (b) = 15 – 5 – (e) = 15 – 5 – 1 = 9.
Vậy ta có bảng hoàn chỉnh sau:
* Mở rộng vui: Nhận thấy các số ở ô vuông trên đầy đủ các số từ 1 đến 9 và không có số nào lặp lại.
Một số hình vuông khác có tính chất tương tự (Các em hãy kiểm tra tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo nhé).
Cách sắp xếp các số tự nhiên từ 1 đến 9 vào hình vuông 3x3, từ 1 đến 16 vào hình vuông 4x4, từ 1 đến 25 vào hình vuông 5x5, từ 1 đến 36 vào hình vuông 6x6, … sao cho tổng các số ở mỗi cột, mỗi hàng và mỗi đường chéo bằng nhau như trên ta gọi là một hình vuông ma thuật hoặc ma phương (magic square).
<<XEM MỤC LỤC