1. a) Trước khi làm bài tập này học sinh cần xem kĩ các đặc điểm của động từ, các loại động từ chủ yếu mà sách giáo khoa đã trình bày. Dựa vào đăc điểm về ý nghĩa khái quát của động từ, học sinh có thể tìm được một số động từ. Số còn lại, cho kết hợp với một trong các từ chỉ mệnh lệnh : hãy, đừng, chớ. Nếu kết hợp được thì đó chính là động từ.
b) Sau khi nhặt được các động từ ra khỏi văn bản, dựa vào ý nghĩa của mỗi động từ, học sinh chia chúng thành hai loại: động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái. Những động từ chỉ hành động phân biệt với động từ chỉ trạng thái ở chỗ : động từ chỉ hành động không thể kết hợp về trước với rất, hơi, khá, khi; còn động từ chỉ trạng thái thì kết hợp được với rất, hơi, khá, khi vì loại động từ này là loại động từ có mức độ.
Ví dụ : Các từ trồng trọt, chăn nuôi là động từ chỉ hành động không kết hợp được với rất, hơi, khi, khá. Các từ yêu thương, băn khoăn là động từ chỉ trạng thái vì chúng kết hợp được với các từ rất, hơi, khi, khá.
2. Động từ chỉ tình thái có số lượng không nhiều, chúng thuộc loại động từ không độc lập.
Ví dụ : dám, toan, định, chực, muốn, bị, được, cần, nên, phải, có thể,...
3. a) Các động từ có trong đoạn trích gồm : nghe, gò, mở, nhìn, lao, cõng, sợ, chết khiếp, tỉnh, thấy, dùng, ôm, chạy, bay, gập, rè, thả, lăn, lộn, cào, cho, định, ăn, run sợ, dám, nhúc nhích.
b) - Các động từ chỉ tình thái gồm : định, dám.
- Các động từ chỉ trạng thái tâm lí gồm : sợ, chết khiếp, tỉnh, run sợ.
- Các động từ còn lại là động từ chỉ hành động.
c) Học sinh cần nhớ: rất, hơi, khi, khá là từ chỉ mức độ. Động từ trạng thái có mức độ không ? Nếu có thì chúng kết hợp được.
d) Học sinh cần nhớ trong số các động từ kể trên, động từ nào hướng tới đối tượng bên ngoài và làm cho đối tượng đó thay đổi thì cần phải có từ ngữ đứng sau để bổ sung ý nghĩa. Học sinh xem lại các từ ôm, thả, cào, ăn nếu không có từ ngữ đứng sau thì câu có nghĩa không. Theo hướng này, học sinh sẽ giải được bài tập.
4. Học sinh xét xem các động từ : bảo, ra lệnh, đòi gọi có ý nghĩa gì ? Có hướng vào đối tượng nào không? Các động từ đưa, cho, hiếu, tặng, nhận, lấy có vật cho hoặc vật nhận không, có người cho và người nhận không ? Trả lời được các câu hỏi này là trả lời được câu hỏi.
5. Dựa vào Bài tập 4 học sinh sẽ làm được bài tập này vì các động từ ở đây có ý nghĩa ngược lại và không hướng tới đối tượng nào cả.
6. a) Phần này học sinh tự làm.
b) Học sinh cần nhớ đây là đoạn kể về trận đánh với sức mạnh phi thường của Phù Đổng Thiên Vương. Các động từ được sử dụng nhiều hay ít ? Chủ yếu là những động từ chỉ hành động có tác dụng gì? Trận chiến diễn ra ác liệt như thế nào? Kết quả trận đánh ra sao?
7. Làm bài tập này học sinh chú ý sử dụng các động từ chỉ hành động thể hiện tính dứt khoát, nhanh, khoẻ nhằm miêu tả một cách sinh động trận đánh.