1. Làm bài tập này học sinh chú ý các thao tác sau đây : tìm các động từ và tính từ sau đó kiểm tra các phó từ đứng trước và sau động từ, tính từ nếu có. Ngoài các phó từ ta đã biết còn có những phó từ vốn là động từ chỉ hướng, chỉ kết quả như được, mất, ra, vào, lên, xuống khi đứng sau động từ chỉ hành động đều giữ vai trò là phó từ. Chẳng hạn trong cụm từ "co cẳng lên" thì lên là phó từ chỉ hướng. Các trường hợp khác học sinh tự làm.
2. Bài tập này giúp học sinh nắm vững kiến thức về phó từ, đồng thời thấy được giá trị của phó từ trong văn bản.
3. Các câu trong bài tập này đều chứa ít nhất là một phó từ. Có nhiều câu hai phó từ, có câu phó từ có nguồn gốc từ động từ. Vì vậy học sinh cần chú ý để không bỏ sót.
4. Câu này giúp học sinh làm quen với cách dùng chính xác các phó từ, nhất là khi có hai phó từ đi liền nhau thì phải có sự lựa chọn để ý nghĩa của câu được thể hiện chính xác.
5. Mỗi phó từ đều có sắc thái ý nghĩa riêng. Học sinh cố gắng viết đoạn văn thể hiện cách sử dụng tốt các phó từ.