1. a) Trước khi làm bài tập này học sinh cần đọc kĩ đặc điểm của tính từ. Sau đó đọc đoạn thơ để xác định các tính từ. Cần nhớ tính từ khác động từ ở chỗ tính từ không kết hợp được với các từ chỉ mệnh lệnh : hãy, đừng, chớ.
b) Học sinh cần khai thác các từ ngữ chỉ hình dáng, điệu bộ của chú bé liên lạc, cách ngắt nhịp thơ, phép so sánh để làm nỗi bật hình ảnh Lượm. Cách mô tả như vậy có giúp cho việc khắc họa được tính tình bên trong của Lượm không ?
2. a) Câu này học sinh làm như hướng dẫn ở mục (a) Bài tập 1. Các tính từ trong văn bản là : lâu, bé nhỏ, ồm ộp, vang động, bé, oai, to, quen, nghiêng ngã, nhâng nháo, bẹp.
b) Học sinh cần nhớ tính từ thường làm vị ngữ cho danh từ, làm phụ ngữ cho động từ nhằm mô tả một cách sinh động bản chất của sự vật, hiện tượng.
3. a) Muốn làm được câu này, học sinh phải dựa vào đặc điểm của tính từ chỉ đặc điểm tương đối và đặc điểm của tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
b) Khi làm bài này, để tránh nhầm lẫn với cụm danh từ, học sinh cần thêm một trong các từ rất, hơi, cực kì vào trước tính từ làm vị ngữ và không viết số từ một vào trước danh từ làm chủ ngữ.
Ví dụ : - Chiếc cổng nhà em rất đẹp.
- Ngôi nhà của em cực kì rộng rãi.
- Góc học tập của em cực kì thoải mái.
4. Muốn làm bài này học sinh phải dựa vào những dấu hiệu sau đây : đặc điểm của tính từ, đặc điểm của động từ và đặc điểm của danh từ.
Trong trường hợp:
- Bọn côn đồ thường hay lẫn trốn quanh đây.
- Thái độ anh ta rất côn đồ.
ở câu đầu, côn đồ có dấu hiệu thứ nhất là có danh từ chỉ đơn vị đứng trước, dấu hiệu thứ hai là có thể thêm từ những đứng trước bọn côn đồ, dấu hiệu thứ ba là làm chủ ngữ trong câu.
Ở câu thứ hai, côn đồ có dấu hiệu thứ nhất là có rất đứng trước, dấu hiệu thứ hai là trực tiếp làm vị ngữ trong câu, dấu hiệu thứ ba là không kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ. Từ những dấu hiệu trên học sinh tự rút ra kết luận.
Trường hợp anh hùng cũng suy luận tương tự.
5. Học sinh cần nhớ các điểm sau đây khi tìm danh từ, động từ, tính từ:
- Danh từ có khả năng kết hợp về trước với từ chỉ lượng những, các,... và danh từ chỉ loại, danh từ chỉ đơn vị.
- Động từ có khả năng kết hợp về trước với từ chỉ mệnh lệnh : hãy, đừng, chớ.
- Tính từ có khả năng kết hợp về trước với các từ chỉ mức độ : rất, hơi, khá, không kết hợp với từ chỉ mệnh lệnh.
- Có những từ vừa đi được với từ chỉ lượng, vừa đi được với từ chỉ mức độ. Ta phải đặt chúng trong câu cụ thể mới xác định được từ loại. Từ khó khăn thuộc trường hợp này. Ta có thể đạt các câu cụ thể như sau :
- Công việc này rất khó khăn : khó khăn là tính từ.
- Những khó khăn ấy sẽ được giải quyết: khó khăn là danh từ.
Các trường hợp còn lại học sinh cũng làm tương tự sẽ xác định được từ nào là tính từ.
6. a) Khi xét cấu tạo học sinh cần xét hai quan hệ đó là quan hệ ngữ âm giữa các tiếng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các tiếng. Các từ nghẹn ngào, nhâng nháo, ríu rít, đều đặn có quan hệ ngữ âm. Các từ còn lại không có quan hệ ngữ âm, giữa các tiếng sau của mỗi từ có nghĩa phân biệt.
b) Học sinh cần xét sự giống nhau giữa các từ theo câu hỏi gợi ý sau đây :
- Mỗi từ có mấy tiếng có nghĩa thực? Các tiếng này đứng ở vị trí nào trong từ?
- Các tiếng đứng sau có nghĩa thực không ?
Trong mỗi từ phức, nghĩa của tiếng đứng đầu có khác với nghĩa của các từ không?