Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 10

Thứ hai - 09/09/2019 04:50
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Bài tập trắc nghiệm 10
1. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được viết bằng thể thơ gì?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ 5 chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ bảy chữ (thất ngôn).

2. Bài thơ “Đồng chí” ra đời trong thời kì nào của Cách mạng Việt Nam?
A. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
B. Trong kháng chiến chống Mĩ (1955-1975).
C. Sau năm 1975.

3. Cái đặc sắc của hai câu thơ sau là gì?
Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
A. Song hành đối xứng.
B. Vân dụng sáng tạo ngôn ngữ quần chúng, lời ăn tiếng nói của bà con lao động.
C. Một cách viết giản dị mộc mạc để giới thiệu nguồn gốc anh bộ đội Cụ Hồ là những người nông dân mặc áo lính.
D.Cả A, B, C

4. Em hiểu nghĩa hai chữ “Đồng chí” như thế nào?
A. Bạn tri kỉ, tri âm.
B. Đồng đội.
C. Bạn chiến đấu.
D. Những người bạn chiến đấu cùng chung lí tưởng.

5. Hai câu thơ sau nói lên điều gì?
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi trì kỉ”.
A. Bạn đồng đội, bạn chiến đấu.
B. Bạn tri kỉ.
C. Từ tình cảm đồng đội, bạn chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau mà trở thành bạn tri kỉ.

6. Nói về nỗi nhớ gia đình, quê hương của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm dài máu lửa, Chính Hữu đã viết nên một câu thơ thật hay và lắng đọng!
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
Em hãy cho biết cái hay của câu thơ là ở chỗ nào?
A. Phép nhân hóa.
B. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Vận dụng sáng tạo ca dao, dân ca.

7. Đoạn thơ sau đây nói lên ý gì?
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
A. Cùng chung chịu gian khổ, bệnh tật, thiếu thốn.
B. Thương yêu nhau, gắn bó với nhau, nâng đỡ tinh thần nhau trong những tháng ngày kháng chiến vô cùng gian khổ.
C. Cả A và B.

8. Trong câu thơ sau đây chữ nào là “mắt thơ” (nhãn tự, thi nhãn)?
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
A. Chữ “thương nhau
B. Chữ “nắm lấy
C. Cả A và B
D. Không có

9. Vầng trăng và khung cảnh thiên nhiên được nói tới ở khổ thơ cuối trong bài “Đồng chí” là thuộc miền nào trên đất nước ta?
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
A. Trăng nơi vùng biển, hải đảo.
B. Trăng nơi đồng quê.
C. Trăng giữa núi rừng chiến khu.

10. Hình ảnh “Đầu súng tráng treo” mang ý nghĩa gì?
A. Mang vẻ đẹp vừa thực vừa mộng.
B. Súng và trăng cũng kết thành đôi, trăng treo lên đầu súng.
C. Bộ đội Cụ Hồ rất yêu hoà bình và vì hoà bình cho quê hượng, đất nước mà các anh gian khổ, hi sinh giết giặc.
D. Cả A, B Và C.

11. Câu thơ “Đứng sát bên nhau chờ giặc tới” nói lên điều gì về tình đồng chí?
A. Gian khổ có nhau.
B. Sống chết có nhau, vào sinh ra tử có nhau.
C. Yêu thương, đoàn kết cùng sẵn sàng chiến đấu.
D. Cả A, B và C

12. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
B. Trong kháng chiến chống Mĩ (1955 - 1975).
C. Sau năm 1975.

13. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết bằng thể thư gì? Giọng thơ như thế nào?
A. Thơ thất ngôn; giọng thơ du dương trầm bổng.
B. Thơ tự do; giọng thơ mạnh mẽ hào hùng.
C. Thơ lục bát; giọng thơ nhẹ nhàng.

14. Câu thơ nào nói rõ nhất lí do chiếc xe vận tải quân sự không có kính?
A. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.
B. Những chiếc xe từ trong bom rơi.
C. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.

15. Khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh người chiến sĩ lái xe như thế nào?
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
A. Ung dung.
B. Dũng mãnh.
C. Ngang tàng.
D. Hiên ngang. 

16. Các từ sau đây rút trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có phải ỉà từ láy không: ung dung, phì phèo, ha ha, chông chênh?
A. Đúng là từ láy.
B. Không phải là từ láy.

17. Tìm các từ Hán - Việt trong đoạn thơ sau:
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
(...) Kinh luân đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
                                                  (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Ngư, nhơn nghĩa, danh lợi
B. kinh luân
C. thung dung, thế
D. Gồm A, B và C

18. Những câu tục ngữ sau đây có sử dụng từ trái nghĩa không?
- Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng.
- Được làm vua, thua làm giặc.
- Bóc ngắn, cắn dài.
- Lên voi, xuống chó.
A. Không
B. Có

19. Hãy cho biết, tác giả đã sử dụng yếu tố gì trong văn bản tự sự qua đoạn thơ sau?
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác, tinh ma,
Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương!
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi!
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Nghị luận

20. Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Du trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ gì về sự báo oán?
A. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng, Khuyển - là lũ bạc ác tinh ma. Chúng bị trừng trị là đáng kiếp, hợp lẽ sống ở đời.
B. Kẻ gieo gió phải gặt bão; ác giả ác báo - là mối quan hệ nhân quả xưa nay.
C. Cảnh báo oán của Kiều diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật trên pháp trường được ba quân và mọi người đồng tình.
D. Cảnh báo oán thể hiện ước mơ công lí của những con người bị áp bức.
E. Gồm A, B, C và D

ĐÁP ÁN
1.C 2.A 3.D 4.D 5.C
6.C 7.C 8.C 9.C 10.D
11.D 12.B 13.B 14.A 15.C
16.A 17.D 18.B 19.C 20.E

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây