Tổng kết về từ vựng
(Tiếp theo)
Nội dung
|
Định nghĩa - Khái niệm |
Ví dụ |
- Từ đồng nghĩa |
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. |
- mẹ, má, u, bầm,...
- Tổ quốc, đất nước, giang sơn, sơn hà xã tắc,...
- trăng, nguyệt, chị hằng...
|
- Từ trái nghĩa |
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau |
- đen >< trắng.
- tốt >< xấu.
- lạc hậu >< tiến bộ.
|
- Từ thuần Việt |
- Từ thuần Việt còn gọi là tiếng Nôm, do tổ tiên ta, nhân dân ta sáng tạo nên. |
- con mèo, con trâu...
- cái kim, sợi chỉ...
- mặt trời, mặt trăng, sao...
|
- Từ mượn
|
- Từ mượn là những từ mà nhân dân mượn của ngôn ngữ nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Từ Hán - Việt chiếm một phần quan trọng. |
- độc lập, tự do, hạnh phúc, kháng chiến, kiến quốc...
- axít, ti vi, công ten nơ, tuốc-nơ-vít,...
|
- Từ Hán - Việt |
- Từ Hán - Việt là những từ gốc Hán (Trung Quốc) nhưng cách đọc của ta (Việt Nam). Trong tiếng Việt có số lượng khá lớn từ Hán - Việt. Hiểu nghĩa từ Hán - Việt và biết sử dụng từ Hán - Việt lúc nói, viết rất quan trọng. |
- Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
- Các chiến sĩ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- Nhân tài là nguyên khí của quốc gia.
|
- Thuật ngữ |
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ... và thường được dùng trong các văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ. |
- công ước, công hàm, lâm sàng, định lí, hàm số, phương trình, kinh tế thị trường, tối huệ quốc,...
|
- Từ địa phương |
- Từ địa phương là từ chỉ dùng trong một vùng, một địa phương nhất định. Lúc nói, viết cần tránh lạm dụng từ địa phương (phương ngữ). |
- mô tê, răng, rứa, bây chừ, qua, bậu, cò, hĩm, bên ni, bên tê,...
|
- Biệt ngữ xã hội
|
- Biệt ngữ xã hội là những từ dùng trong những ngành nghề riêng, là tiếng lóng của một tầng lớp nào đó trong xã hội (lái trâu bò, lưu manh...) |
- Cuốn “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng sử dụng nhiều biệt ngữ xã hội.
|