Giải bài tập SGK toán 6 - bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Thứ hai - 20/05/2019 11:57
Giải bài tập SGK toán 6 - bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông: 2 o trong D; 10 o trong D.

Lời giải

Tập hợp D = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }

Điền kí hiệu thích hợp: 2 ∈ D; 10 ∉ D

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 1 trang 6: Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Lời giải

Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G

Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A = { N, H, A, T, R, G }

Bài 1 (trang 6 sgk Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

bai 1 trang 6
 

Lời giải

– Các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 là: 9; 10; 11; 12; 13.

Do đó ta viết A = {9; 10; 11; 12; 13}.

– Nhận thấy: 12 là phần tử của tập hợp A, 16 không phải phần tử của tập hợp A.

Do đó ta viết:

bai 1 trang 6 1 1

Kiến thức áp dụng

+ Các kí hiệu thường sử dụng:

Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết a ∈ A. Đọc là a thuộc A.

Nếu a không phải một phần tử của tập hợp A thì ta viết a ∉ A. Đọc là a không thuộc A.

+ Có hai cách viết tập hợp: Ví dụ viết tập hợp X gồm các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp (lưu ý: các phần tử trùng nhau chỉ viết một lần).

X = {6; 7; 8; 9}

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

X = { x ∈ N| 5 < x < 10}
 

Bài 2 (trang 6 SGK Toán 6 tập 1): Viết tập hợp các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC".

Lời giải:

Các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC" gồm T, O, A, N, H, O, C.

Trong các chữ cái trên, chữ O xuất hiện hai lần, nhưng trong khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần (theo chú ý thứ 2 SGK trang 5Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.).

Gọi X là tập hợp chữ cái trên, ta có:

    X = {T, O, A, N, H, C}

Kiến thức áp dụng

Có hai cách viết tập hợp

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp (lưu ý: các phần tử trùng nhau chỉ viết một lần).

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

Bài 3 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Cho hai tập hợp A = {a, b}; B = {b, x, y}. Điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

bai 3 trang 6 1

Lời giải:

Ta thấy:

Tập hợp A không chứa phần tử x, hay x không thuộc A nên ta viết x ∉ A.

Tập hợp B có chứa phần tử y, hay y thuộc B và ta viết y ∈ B.

Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc A và ta viết b ∈ A.

Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc B và ta viết b ∈ B.
 

Bài 4 (trang 6 SGK Toán 6 Tập 1): Nhìn vào các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

bai 4 trang 6 1

Lời giải

- Hình 3 : Nhận thấy tập hợp A bao gồm các phần tử 15 và 26.

Do đó ta viết A = {15; 26}.

- Hình 4: Nhận thấy tập hợp B bao gồm các phần tử 1; a và b.

Do đó ta viết B ={1; a ; b}

- Hình 5: Nhận thấy tập hợp M chỉ bao gồm bút. Do đó ta viết M = {bút}

Tập hợp H bao gồm bút, sách, vở. Do đó ta viết H = {bút, sách, vở}.

Chú ý: ‘’bút ‘’ là phần tử của M , cũng là phần tử của H

Bài 5 (6 SGK Toán 6 Tập 1): a) Một năm gồm 4 quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Lời giải

a) Ta biết một năm có 12 tháng, chia làm 4 quý đó là:

♦ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3

♦ Quý 2 gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6

♦ Quý 3 gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9

♦ Quý 4 gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Vậy tập hợp A các tháng của quý hai trong năm là:

A = {tháng 4, tháng 5, tháng 6}.

b) Ta đã biết các tháng (dương lịch) có 30 ngày là tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.

Vậy tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là:

B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây