Bài 3: Ghi số tự nhiên
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 9: Hãy viết:
- Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số
- Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
Lời giải
- Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số là 999
- Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987
Bài 11 (trang 10 sgk Toán 6 Tập 1): a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.
b) Điền vào bảng:
Số đã cho | Số trăm | Chữ số hàng trăm | Số chục | Chữ số hàng chục |
1425 | | | | |
2307 | | | | |
Lời giải:
a) Số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7 là 1357.
b) Điền vào bảng:
Số đã cho | Số trăm | Chữ số hàng trăm | Số chục | Chữ số hàng chục |
1425 | 14 | 4 | 142 | 2 |
2307 | 23 | 3 | 230 | 0 |
Bài 12 (trang 10 sgk Toán 6 Tập 1): Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
Lời giải:
Các chữ số của số 2000 là: 2; 0; 0; 0.
Chữ số 0 xuất hiện nhiều lần ta chỉ viết 1 lần.
Vậy tập hợp các chữ số của số 2000 là A = {2; 0}.
Bài 13 (trang 10 sgk Toán 6 Tập 1): a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
Lời giải:
Lưu ý: Chữ số đầu tiên của các số tự nhiên nằm ở hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, ... phải là số khác 0. Ví dụ: chúng ta sẽ không có số 0123.
a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023
Bài 14 (trang 10 sgk Toán 6 Tập 1): Dùng ba chữ số 0, 1, 2 hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau.
Lời giải:
Chữ số hàng trăm của một số tự nhiên có ba chữ số phải khác 0.
Do đó ta chỉ có thể chọn 1 hoặc 2 làm chữ số hàng trăm.
– Với chữ số hàng trăm bằng 1 ta có các số: 102; 120.
– Với chữ số hàng trăm bằng 2 ta có các số: 201; 210.
Vậy ta viết được 4 số có ba chữ số khác nhau từ các chữ số 0 ; 1 ; 2 là 102 ; 120 ; 201 ; 210.
Bài 15 (trang 10 sgk Toán 6 Tập 1): a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17 ; 25
c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng:
Hình 8
Lời giải
a) Số La Mã XIV đọc là mười bốn: X = 10; IV = 4; XIV = 10 + 4 = 14.
Số La Mã XXVI đọc là hai mươi sáu:
X = 10; V = 5; I = 1; XXVI = 10 + 10 + 5 + 1 = 26.
b)
17 = 10 + 7 = 10 + 5 + 2 viết là XVII (X = 10; V = 5; II = 2)
25 = 20 + 5 = 10 + 10 + 2 viết là XXV (X = 10; V = 5)
c) Trong hình vẽ ta có phép tính 6 = 5 – 1. Phép tính này sai.
Ta có nhiều cách sửa như sau :
Cách 1 : Di chuyển vị trí que diêm thứ 3 ta được phép tính 4 = 5 – 1.
Cách 2 : Di chuyền vị trí que diêm thứ 3 ta được phép tính khác 5 = 6 – 1.
Cách 3 : Di chuyển vị trí que diêm ở dấu bằng ta được phép tính 6 – 5 = 1.
Cách 4 : Di chuyển vị trí que diêm thứ 3 ta được kết quả : 5 ≠ 5 – 1.
Ngoài ra, các bạn hãy nghĩ thêm một số cách nữa nhé.
<<XEM MỤC LỤC