Bài 11: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Luyện tập (trang 39)
Bài 96 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Điền chữ số vào dấu * để được số thỏa mãn điều kiện:
a) Chia hết cho 2 ; b) Chia hết cho 5.
Lời giải
a) tận cùng bằng 5 là số lẻ nên luôn không chia hết cho 2. Do đó không có chữ số * nào thỏa mãn.
b) tận cùng bằng 5 nên luôn chia hết cho 5. Do đó * có thể là các chữ số từ 0 đến 9.
Bài 97 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Dùng ba chữ số 4, 0, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thỏa mãn:
a) Số đó chia hết cho 2 ; b) Số đó chia hết cho 5
Lời giải
a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là 540; 504; 450
b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là 405; 450; 540
Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm là để có một số có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn 0. Do đó số 045 hay 054 không phải là số có 3 chữ số.
Bài 98 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Đánh dấu "X" vào ô thích hợp trong các câu sau:
Câu | Đúng | Sai |
a) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2. | | |
b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng bằng 4. | | |
c) Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0. | | |
d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 5. | | |
Lời giải
a) Đúng vì 4 là số chẵn nên số tận cùng bằng 4 chia hết cho 2.
b) Sai vì số chia hết cho 2 có thể tận cùng bằng 0, 2, 6, 8. Ví dụ 10, 16 ⋮ 2 nhưng không tận cùng bằng 4.
c) Đúng vì số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 phải vừa tận cùng bằng số chẵn, vừa tận cùng bằng 0 hoặc 5 nên tận cùng bằng 0.
d) Sai vì số chia hết cho 5 còn có thể tận cùng bằng 0. Ví dụ 10, 20, 30 ⋮ 5.
Vậy ta có bảng sau:
Câu | Đúng | Sai |
a | x | |
b | | x |
c | x | |
d | | x |
Bài 99 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm số tự nhiên có hai chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 thì dư 3.
Lời giải
Gọi số cần tìm là .
chia 5 dư 3 nên tận cùng bằng 3 hoặc 8.
chia hết cho 2 nên không thể tận cùng bằng 3, chỉ có thể tận cùng bằng 8 hay a = 8.
Do vậy số cần tìm là 88.
Thử lại 88 ⋮ 2, 88 = 17.5 + 3 nên chia 5 dư 3.
Bài 100 (trang 39 sgk Toán 6 Tập 1): Ô tô đầu tiên ra đời năm nào?
Ô tô đầu tiên ra đời năm trong đó n ⋮ 5 và a, b, c ∈ {1, 5, 8} (a, b, c khác nhau).
Hình 19
Lời giải:
Vì n ⋮ 5 nên c = 0 hoặc 5. Mà c ∈ {1; 5; 8} nên c = 5.
Mà a < 3 (Vì ô tô không thể ra đời sau năm 3000) nên a = 1.
Vì a, b, c khác nhau nên b = 8.
Vậy ô tô ra đời năm 1885.
<<XEM MỤC LỤC