Giải bài tập toán 6 - bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu

Thứ ba - 28/05/2019 10:45
Giải bài tập toán 6 - bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu

Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính

a) 12 . 3;

b) 5 . 120.

Lời giải

a) 12 . 3 = 36

b) 5 . 120 = 600

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai

3.(-4) = -12 dau moc tăng 4

2.(-4) = -8 dau moc tăng 4

1.(-4) = -4 dau moc tăng 4

0.(-4) = 0

(-1).(-4) = ?

(-2).(-4) = ?

Lời giải

Ta có: (-1) . (-4) = 4

(-2) . (-4) = 8

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính:

a) 5 . 17;

b) (-15) . (-6).

Lời giải

Ta có:

a) 5 . 17 = 85

b) (-15) . (-6) = 90

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 91: Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu:

a) Tích a . b là một số nguyên dương ?

b) Tích a . b là một số nguyên âm ?

Lời giải

a) a là một số nguyên dương. Tích a . b là một số nguyên dương

Suy ra b là một số nguyên dương

b) a là một số nguyên dương. Tích a . b là một số nguyên âm

Suy ra b là một số nguyên âm

Bài 78 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) (+3).(+9)

b) (-3).7

c) 13.(-5)

d) (-150).(-4)

e) (+7).(-5)

Lời giải

a) (+3) . (+9) = 27 (nhân hai số nguyên dương)

b) (–3) . 7 = – (3.7) = –21 (nhân hai số nguyên khác dấu)

c) 13 . (–5) = – (13.5) = –65 (nhân hai số nguyên trái dấu).

d) (–150). (–4) = 150.4 = 600 (nhân hai số nguyên cùng dấu).

e) (–5) .7 = –(5.7) = –35 (nhân hai số nguyên khác dấu).

Kiến thức áp dụng

+ Nhân hai số nguyên khác dấu : nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu – trước kết quả.

+ Nhân hai số nguyên cùng dấu: ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.

Bài 79 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Tính 27.(-5). Từ đó suy ra các kết quả:

(+27).(+5);   (-27).(+5);   (-27).(-5);   (+5).(-27)

Lời giải

Ta có 27. (–5) = –(27 . 5) = –135

Suy ra :

(+27) . (+5) = 135

(–27) . (+5) = –135

(–27) . (–5) = 135

(+5) . (–27) = –135

Kiến thức áp dụng

Dấu của tích :

(+) . (+) → (+)

(–) . (–) → (+)

(+) . (–) → (–)

(–) . (+) → (–)

Bài 80 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:

a) a.b là một số nguyên dương?

b) a.b là một số nguyên âm?

Lời giải

a) a . b là số nguyên dương nên a và b cùng dấu.

Mà a là số nguyên âm nên b cũng là số nguyên âm.

b) a . b là số nguyên âm nên a và b trái dấu.

Mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên dương.

Bài 81 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất (h.52), bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10, một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?

bai 81 trang 91

Hình 52

Lời giải

Ta có tổng số điểm của bạn Sơn bắn được là :

3.5 + 1.0 + 2 . (–2) = 15 – 4 = 11 (điểm).

Tương tự tổng số điểm của bạn Dũng bắn được :

2.10 + 1.(–2) + 3.(–4) = 20 – 2 – 12 = 6 (điểm)

Vì 11 > 6 nên bạn Sơn có số điểm cao hơn bạn Dũng.

Bài 82 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:

a) (-7).(-5) với 0;

b) (-17).5 với (-5).(-2)

c) (+19).(+6) với (-17).(-10)

Lời giải

a) (–7) .(–5) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên (–7) . (–5) > 0.

b) (–17) . (+5) là tích của hai số nguyên trái dấu nên (–17) . 5 < 0

(–5) . (–2) là tích của hai số nguyên cùng dấu nên (–5) . (–2) > 0

Do đó (–17) . 5 < (–5) . (–2)

c) 19 . 6 = 114; (–17) . (–10) = 17 . 10 = 170.

Vì 114 < 170 nên 19 . 6 < (–17) . (–10)

Bài 83 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): Giá trị của biểu thức (x - 2).(x + 4) khi x = -1 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

A. 9;    B. -9;    C. 5;    D. -5

Lời giải

Thay x = –1 vào biểu thức đã cho

(x – 2) . (x + 4) = (–1 – 2) . (–1 + 4) = (–3) . 3 = –9

Vậy B là đáp án đúng

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây