Bài 12: Tính chất của phép nhân
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu gì ?
Lời giải
Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu "+"
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu gì ?
Lời giải
Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu "-"
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: a . (-1) = (-1) . a = ?
Lời giải
a . (-1) = (-1) . a = -a
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 94: Đố vui: Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói đúng hay không ? Vì sao ?
Lời giải
Đúng vì ta có bình phương là thực hiện tích của hai số
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương
Nên hai số nguyên đối nhau sẽ thỏa mãn đề bài
Ví dụ 2 và -2
Ta có: 22 = 4 và (-2)2 = 4
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 12 trang 95: Tính bằng hai cách và so sánh kết quả:
a) (-8) . (5 + 3);
b) (-3 + 3) . (-5).
Lời giải
Ta có:
a) (-8) . ( 5 + 3 )
Cách 1: (-8) . ( 5 + 3 ) = (-8) . 8 = -64
Cách 2 : (-8) . ( 5 + 3 ) = (-8) . 5 + (-8) + 3 = - 40 + (-24) = - 64
Kết quả của hai cách tính là như nhau
b) (-3 + 3 ) . (-5)
Cách 1: (-3 + 3 ) . (-5) = 0 . (-5) = 0
Cách 2: (-3 + 3 ) . (-5) = (-3) . (-5) + 3 . (-5) = 15 + (-15) = 0
Kết quả của hai cách tính là như nhau
Bài 90 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Thực hiện các phép tính:
a) 15.(-2).(-5).(-6)
b) 4.7.(-11).(-2)
Lời giải
a) 15 . (–2) . (–5) . (–6)
= [15 . (–2)] . [(–5) . (–6)]
= [– (15.2)] . (5.6)
= (–30) . 30
= –900
b) 4 . 7 . (–11) . (–2)
= (4 . 7) . [(–11) . (–2)]
= 28 . (11.2)
= 28 . 22 = 616.
Bài 91 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) (-57).11
b) 75.(-21)
Lời giải
a) (–57) . 11
= (–57) (10 + 1) (tách 11 = 10 + 1).
= (–57 ) . 10 + (–57 ) . 1 (áp dụng tính chất phân phối của phép nhân)
= –570 + (–57 ) = –(570 + 57) = –627;
b) 75 . (–21)
= 75 . (–20 – 1) (tách –21 = –20 –1)
= 75 . (–20) – 75.1 (áp dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng)
= –1500 – 75
= –1575
Kiến thức áp dụng
Tính chất phân phối của phép cộng:
a . (b + c) = a.b + a.c
a . (b – c) = a.b – a.c
Bài 92 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:
a) (37 - 17).(-5) + 23.(-13 - 17)
b) (-57).(67 - 34) - 67.(34 - 57)
Lời giải
a) (37 – 17) . (–5) + 23 . (–13 – 17)
= 20 . (–5) + 23. (–30)
= (–100) + (–690) = –790.
b) (–57) . (67 – 34) – 67 . (34 –57)
= [(–57) . 67 – (–57 ) . 34] – (67 . 34 – 67 . 57)
= – (57 . 67) – [–(57 . 34)] – (67 . 34 – 67 . 57)
= – 57 . 67 + 57 . 34 – 67 . 34 + 67 . 57
= 67 . 57 – 57. 67 + 57 . 34 – 67 . 34
= 0 + 34 . (57 – 67)
= 34 . (–10) = –340
Kiến thức áp dụng
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
a . (b + c) = a . b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Bài 93 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Tính nhanh:
a) (-4).(+125).(-25).(-6).(-8)
b) (-98).(1 - 246) – 246.98
Lời giải
a) (–4) . (+125) . (–25) . (–6) . (–8)
= [(–4) . (–25)] . [(+125) . (–8)] . (–6)
= (4 . 25) . [–(125 . 8)] . (–6)
= 100 . (–1000) . (–6)
= 100 . 1000 . 6 = 600 000
b) (–98) . (1 – 246) – 246 . 98
= (–98) . 1 – (–98) . 246 – 246 . 98
= –98 – [(–98) . 246 + 246 . 98]
= –98 – 0 = –98
Bài 94 (trang 95 SGK Toán 6 Tập 1): Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:
QUẢNG CÁOa) (-5).(-5).(-5).(-5).(-5)
b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3)
Lời giải
a) (–5) . (–5) . (–5) . (–5) . (–5) = (–5)5
b) (–2) . (–2) . (–2) . (–3) . (–3) . (–3) = (–2)3 . (–3)3
<<XEM MỤC LỤC